Trước thực trạng giá cả hàng tiêu dùng và giávàng tăng đột biến, trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn dolãi suất cao, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, tổng công ty không chủ quan vớilạm phát, đẩy mạnh việc kiểm soát đảm bảo cân đối cung cầu, ngăn chặn lạm pháttâm lý.

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp báothường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 30/9 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong ngày30/9, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng để nghe và cho ý kiến về tình hình kinh tế, xã hội tháng 9 và 9 thángđầu năm; về diễn biến giá cả hàng hóa, giá điện; các vấn đề liên quan đếnVinashin cùng các báo cáo thường kỳ khác về cải cách hành chính, chống thamnhũng...

Kinh tế vĩ mô ổn định

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hìnhkinh tế xã hội 9 tháng đầu năm phát triển tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạmphát được kiểm soát...Cụ thể, tốcđộ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 6,52%, trong đó quý saucao hơn quý trước (quý I tăng 5,83%, quý II tăng 6,40%, quý III tăng khoảng7,16%).

Trong 9 tháng qua, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng 13,8%, cao hơn sovới kế hoạch cả năm; xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng cao, nhập siêu 9 tháng chỉcòn khoảng 16,7%...Mặc dù chịu ảnh hưởng của hạn hán và bão lũ song sản xuấtnông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; dịchbệnh được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo...

Ngăn chặn lạm phát tâm lý
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn chủ trì họp báo (Ảnh: VA)

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, nền kinh tếvẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả hàng tiêu dùngđang có xu hướng tăng và giá vàng tăng cao.

Trongtháng 9/2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,31% so với tháng trước, tăng 6,46% sovới tháng 12/2009, trong đó nhóm thiết bị dạy học, đồ dùng học sinh có chỉ sốgiá tăng cao nhất (12,02%), do nhu cầu tăng mạnh phục vụ cho năm học mới. Nhưvậy, sau 6 tháng liên tục giữ được mức tăng chỉ số giá dưới 1% (trong đó có 5tháng dưới 0,3%), chỉ số giá lại có dấu hiệu tăng trở lại.

Cùng với đó, sự chững lại của một số nền kinhtế lớn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh vấn gặp một số khó khăn trong huy động vốndo lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức khá cao; hiện tượngcháy rừng, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...xảy ra khá nghiêm trọng.

Đáng chú ý, nguy cơ thiếu điện vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, thiên tai,bão lũ diễn biến khá phức tạp; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vàcây trồng có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống củangười dân...

Cảnh giác với lạm phát cao cuối năm

Trước những khó khăn hiện tại của nền kinh tế, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ sớm ban hành Chỉ thị về các giải pháp kiểmsoát giá, bình ổn thị trường từ nay đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011, đồng thờicó Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị này với quyết tâm phấn đấu hoàn thànhtốt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2010 đã được Quốc hội thông qua, trong đó cóchỉ tiêu kiềm chế lạm phát, . 

Thủ tướng nêu rõ, giá cả liên quan rất mật thiết với chính sách điều hành tiềntệ, tín dụng. Vì vậy phải tiếp tục duy trì ổn định lãi suất cơ bản, đồng thờiđiều hành chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt, phục vụ tăng trưởng kinhtế. Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng sốt giá các mặt hàng thiết yếu, trongđó chú ý quản lý chặt chẽ giá các loại thuốc chữa bệnh và giá sữa; ngăn chặntình trạng lạm phát tâm lý...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, nếu chúng ta quyếttâm và thực hiện triệt để các giải pháp đã được Chính phủ nêu, lạm phát cả nămhoàn toàn có thể kiềm chế ở mức dưới 8%; trong khi tăng trưởng kinh tế có thểđạt tới 6,7%, cao hơn chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra.

Lý giải về hiện tượng tănggiá tới 1,31% trong tháng 9, Bộ trưởng Phúc cho rằng nguyên nhân chính dẫn tớihiện tượng này là việc 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới khiếngiá cả nhóm giáo dục tăng cao; đồng thời việc giá cả thế giới tăng đẩy giá lươngthực tăng theo, nhưng lại có lợi cho nông dân.

Bộ trưởng cho biết, nhằm khắc phục khó khăn về thiếu điện, Chính phủ yêu cầungành điện, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải có các giải pháp quyếtliệt lo đủ điện cho trước mắt cũng như lâu dài, trong đó chủ động tính nguồn (phảikhẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án điện, sớm hoàn thành, đưa vàosử dụng các nhà máy điện), mua điện của nước ngoài, điều tiết điện hợp lý, đặcbiệt tiết kiệm điện trong sản xuất, trong tiêu dùng...

Theo Quỳnh Trang
VnMedia