Gần đây, lĩnh vực ngân hàngkhông chỉ luôn nóng bỏng về vấn để lãi suất, tỷ giá mà những đổi thay sau "hậutrường" cũng diễn ra khá nhộn nhịp và gây nhiều chú ý cho dư luận.
Đặc biệt là từ các động thái thay đổi chủ đầu tư và nhân sự lãnh đạo cao cấp(CEO). Chuyện "thay tướng để đổi vận" là việc xưa nay các chiến lược gia quânsự, hay kinh tế vẫn làm nhưng ở Việt Nam liệu hồi kết sẽ ra sao?
Trong vấn đề chủ vốn đầu tư, từ năm 2010, sự thay đổi một cách căn bản cơ cấu cổđông của ngân hàng VPbank có thể xem như cột mốc đầu tiên đánh dấu trào lưu thâutóm, sáp nhập ngân hàng của thập kỷ mới.
Sau VPBank giới tài chính chứng kiến sự thoái vốn của Vietcombank ở Ngân hàngGia Định, những cuộc mua bán cổ phiếu dẫn đến "thay chủ" ở một vài NHTM khác.Các nhà băng nhỏ được mua đã đành, nhưng cả các đơn vị lớn cũng không nằm ngoàitầm ngắm của giới đầu tư.
Trong vấn đề thay đổi nhân sự cao cấp, một loạt giám đốc điều hành (CEO) củangân hàng vừa ra đi, thay vào đó là những người mới. Ngân hàng Bưu điện LiênViệt (LienVietPostBank) vừa phát đi thông tin báo thay Tổng giám đốc cũ bằngngười mới trẻ trung hơn.
Trước đó, trong giới NHTM Việt đã diễn ra vài cuộc thay đổi CEO cao cấp, WesternBank thông báo về việc ông Đặng Đức Toàn, Tổng Giám đốc Western Bank, thôi chức.Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa bổ nhiệm ông SimonMorris làm tổng giám đốc mới thay cho ông Nguyễn Đức Vinh. Các ngân hàng nhưABBank, VIB, Maritimebank, BaoVietBank TienPhong Bank cũng đã thay hoặc đang chờhoàn tất quy trình bổ nhiệm tổng giám đốc mới.
![]() |
Trong vấn đề "đổi chủ", người tacó thể nhận thấy trong những cuộc M&A ngân hàng mới đây, có những ông chủ ngânhàng công khai, và có cả giấu mặt. Những nhóm nhà đầu tư đứng ra mua bán cổphiếu ngân hàng chưa hẳn là mua bán cho họ. Trong lịch sử ngành ngân hàng ViệtNam, đã có không ít trường hợp cổ đông đứng tên hộ cho nhau. Ở những trường hợpđó, chủ nhân thực của ngân hàng chỉ có một, hai nhân vật.
Phải khẳng định, chuyện thay đổi cơ cấu cổ đông ngân hàng là bình thường nếu sự"đổi ngôi" mang lại lợi ích cho các bên và làm ngân hàng lớn mạnh. Nhưng ai làngười đang mua ngân hàng thực sự, những ai đứng đằng sau các nhóm nhà đầu tư mớilà vấn đề được quan tâm. Bởi đơn giản "tính mạng" tài sản, tiền bạc của họ nằmtrong tay của những người này
Đối với vấn đề "thay tướng" (tức các Tổng giám đốc - CEO) vấn đề còn hấp dẫnhơn. Mặc dù trên hình thức, lý do được các NHTM đưa ra trong vấn đề thay đổinhân sự cao cấp thường là muốn "trẻ hóa", hay "theo nguyện vọng cá nhân", hoặccần những nhà lãnh đạo giàu ý tưởng và sức sáng tạo để kích hoạt tiềm năng củadoanh nghiệp..Tuy nhiên, theo những chuyên gia kinh tế thì vấn đề không hoàntoàn đơn giản như thế.
Bởi nói gì thì nói, việc thay tổng giám đốc điều hành cũng là điều tối kỵ vàđược liệt là động thái bất thường, bởi nhất định cổ đông, khách hàng có thể đặtcâu hỏi xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, sự "bất thường" nói trên gần đây đãdần được biến thành một sự "bình thường".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề thay tướng, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Đại Lạicho rằng đây là một vấn đề tế nhị. Tuy nhiên ông cũng có những kiến giải khá sắcsảo về vấn đề này. Theo ông này, mọi sự vật hiện tượng đều vận động, thôngthường thì khi có một sự thay đổi người ta thường kỳ vọng nó sẽ tốt hơn lên,nhưng cũng có những sự thay đổi lại mang lại sự rủi ro và đi xuống. Mọi sự thayđổi đều có nguyên nhân của nó, thông thường thì khi cỗ máy đang vận hành tốtngười ta chẳng tội gì phải thay đổi người đứng đầu.
Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đánh dấu sự thay đáng chú ý trong tư duy củalãnh đạo. Những ai thích ứng với những vị trí đứng đầu và phát triển được côngviệc tốt nhất sẽ được lựa chọn, những ai không thích hợp thì sẽ bị đào thải.
Đồng thời, ông Lai cũng cho rằng đừng phán xét vội, hãy để thời gian phán xétliệu những thay đổi nhân sự này có chuẩn hay không, thông qua những hiệu quả mớimà những nhân sự mới mang lại. Thay đổi Tổng giám đốc nhưng lãi suất có giảm,kinh doanh có hiệu quả hơn hay kém đi... mới là những tiêu chí khoa học để đánhgiá.
Ông Lai lưu ý, cũng như một vài lĩnh vực khác, nhiều ngân hàng đã tiến hành thayđổi CEO "nội" bằng CEO ngoại, về mặt hình thức thì có thể tạm ổn, vì CEO ngoạithì thường được đào tạo bài bản, có "lý lịch đẹp". Nhưng chuyện chứng chỉ "đẹp"là một chuyện còn khả năng thích ứng với nền văn hóa, với tập quán, cơ chế thịtrường của nước mình hay không để phát huy được tối đa hiệu quả công việc thìchưa hẳn...
Tất nhiên, những phân tích nói trên cũng mới chỉ mang tính "tham khảo", lộ trình"thay chủ, đổi tướng" có "đổi vận" được cho các nhà băng hay không thì còn phảiđợi thời gian trả lời...
Theo Vef