Sự cố mất nước dovỡ đường ống dẫn nước sạch đang khiến hàng nghìn hộ dân tại 2 quận ThanhXuân, Hoàng Mai (Hà Nội) khốn khổ. Những cửa hàng kinh doanh dịch vụ khôngthể thiếu nước phải tạm thời đóng cửa. Trong khi đó, dịch vụ cung cấp, bánnước sạch cho người dân bỗng dưng “hốt bạc” nhờ sự cố này.
100.000 đồng/m3 nước
Giá nước sạch ngày thườngbình quân chỉ 4.000 đồng/m3 nhưng trong những ngày này, muốn có nướcsinh hoạt, người dân hai quận Thanh Xuân, Hoàng Mai phải chi ra khôngdưới 100.000 đồng cho 1 m3 nước. Giá nước “cắt cổ” là thế nhưng khôngphải ai có tiền cũng mua được.
Sáng 7/2, dọc đườngKhương Trung mới, giáp sông Tô Lịch, nhiều người dân chạy tất tả chờ xechở téc nước tới. Chị Nga, một hộ dân ở đây cho hay, khu vực này đã mấtnước được 4 ngày, những gia đình có bể nước dự trữ đến giờ này cũng đãvét tới giọt cuối cùng, do vậy, muốn có nước sinh hoạt, mọi người phảimua từ các xe chở téc nước với giá 100.000 đồng/m3. “Chưa biết khi nàocó nước, nghe báo, đài nói là chiều 6/2, muộn nhất là sáng 7/2 mà tớigiờ này vẫn chưa có nên tôi vừa phải bỏ ra 400.000 đồng mua 4 khối nướccho cả gia đình tắm giặt, nấu nướng…”, chị Nga nói.
![]() |
Mỗi khối nước được xe tec bán với giá 100.000 đồng. Ảnh: Nhật Nam. |
Cách đó 2 nhà, gia đìnhbà Lương Thị Màu cũng phải mua 2 khối nước từ xe téc với giá 200.000đồng. Bà Màu cho biết: “Tiền mua 2 khối nước bằng cả 3 tháng tiền nướcngày thường của gia đình tôi nhưng đắt cũng phải mua, còn hơn là khôngcó nước mà dùng”.
Giá nước đắt nhưng không phải gia đình cũng mua được. Lái xe chở xe técnước cho biết chỉ bán cho những gia đình ngoài mặt đường còn những nhàtrong ngõ thì “chịu chết”. “Chúng tôi bơm nước trực tiếp vào bể củangười dân nhưng đường ống dẫn nước từ xe vào trong nhà không đủ dài,công xuất máy bơm trên xe cũng không đủ mạnh để dẫn nước vào được nhàtrong ngõ”, lái xe nói.
![]() |
Bà một xô, cháu 1 xô, dắt nhau đi...xin nước. Ảnh: Nhật Nam. |
Không có nước sinh hoạt,nhiều hộ gia đình phải dùng nước theo kiểu “đại gia” là mua nước uốngtinh khiết đóng theo bình 20 lít về dùng. Chị Ngoan ở khu đô thị ĐịnhCông quận Hoàng Mai cho hay, 4 ngày mất nước, gia đình chị đã tiêu thụhết khoảng 15 bình nước với giá 30.000 đồng/bình. “Ngày thường mua nướcđó về làm nước uống nhưng giờ vừa uống vừa đánh răng, rửa mặt, nấu cơm.Nhiều lúc bí quá, phải lấy để dội nhà vệ sinh luôn”, chị Ngoan chia sẻ.
Anh Đỗ Ngọc Hậu, chủ cửahàng cung cấp bình nước tinh khiết tại 29 Khương Hạ, cho biết, mấy ngàygần đây, nhân viên tại cửa hàng không lúc nào ngơi tay vì nhiều kháchhàng gọi lấy nước. Ngày thường chỉ bán được khoảng 10 – 15 bình/ngàynhưng chỉ tính riêng ngày 6/2, cửa hàng của anh Hậu đã tiêu thụ đượckhoảng 70 bình nước.
Nhà nghỉ, dịch vụ rửa xe, gội đầu “thất nghiệp tạm thời”
Không chỉ người dân khốnđốn vì thiếu nước sinh hoạt, nhiều cửa hàng, dịch vụ kinh doanh cũng kêutrời vì phải tạm thời đóng cửa do mất nước.
Anh Chiến, chủ cửa hàngsửa chữa xe máy tại số 85 Khương Hạ mới cho biết “thất thu” do phải từchối dịch vụ rửa xe cho khách. “Tôi đã cất biển thông báo dịch vụ rửa xecủa cửa hàng được 3 hôm nay. Bình thường, mỗi ngày tôi thu được gần200.000 đồng từ tiền rửa xe nhưng mấy ngày gần đây đành phải từ chốikhách do không có nước”.
Theo khảo sát của phóng viên, ngoài những nơi có sử dụng giếng khoan thì hầu hết cáccửa hàng rửa xe trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân, Hoàng Mai phải tạm ngừngdịch vụ này.
![]() |
Những chiếc can đựng nước là hình ảnh gắn liền với các cửa hàng ăn uống thời gian này. Ảnh: nhật Nam |
Các cửa hàng cắt tóc, gộiđầu cũng chung số phận khi phải “vừa chơi, vừa lo”. Chị Ánh, nhân viêncửa hàng cắt tóc gội đầu trên phố Phương Liệt, quận Thanh Xuân cho biếtkhách của cửa hàng chủ yếu là người tới gội đầu nên khi mất nước thì coinhư cửa hàng đóng cửa. “ Tiền thuê mặt bằng đắt đỏ, mỗi tháng tới 6triệu đồng nên chúng tôi không dám nghỉ ngày nào, mỗi ngày nghỉ, chưa kểtiền làm dịch vụ thì đã mất không 200.000 đồng tiền thuê mặt bằng rồi.Vậy mà 4 ngày hôm nay phải ngồi chơi không, vừa chơi mà vừa lo”, chị Ánhnói.
Nhiều nhà nghỉ bình dânthời gian này cũng không dám nhận khách. Trong 4 nhà nghỉ liền kề nhautại ngõ 217 Khương Trung, chỉ có duy nhất nhà nghỉ Lan Anh hoạt động docó giếng khoan còn lại đều đìu hiu, vắng khách. Chị Nguyệt, chủ nhà nghỉNguyệt Hằng tại đây cho biết: “ Chúng tôi có bể chứa nước nhưng cũng chỉcầm cự được 2 ngày là hết, còn hiện đành tạm đóng cửa, chờ có nước. Conngõ này đủ rộng để xe tec nước đi vào nhưng tôi không dám mua. Thườngthì mỗi ngày chúng tôi có khoảng 4 phòng có khách với giá 130.000 đồng/phòng. Nếu mua khoảng 4 khối nước đã hết 400.000 đồng rồi thì coi nhưkinh doanh không có lãi”.
Trong khi đó, các cửa hàng ăn uống phải tự đi chở, xin nước từ các nơikhách để duy trì kinh doanh.
Theo ĐVO