
"Tôi đã 60 tuổi, liệu chạy bộ chậm thực sự cải thiện được sức khỏe gan không?", nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có thể lực yếu, thường đặt câu hỏi này. Quả thực, khi tuổi tăng, chức năng chuyển hóa gan suy giảm, khiến nhiều người già gặp vấn đề về gan.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vận động vừa phải, đặc biệt là aerobic như chạy bộ chậm, có thể cải thiện đáng kể tình trạng gan, ngay cả với người cao tuổi.
Một nghiên cứu mới đây theo dõi nhóm người già duy trì chạy bộ chậm hàng ngày phát hiện: Chưa đầy 6 tháng, gan của họ xuất hiện 3 thay đổi rõ rệt:

1. Hiệu suất chuyển hóa gan tăng
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng. Tuổi tác và lối sống ít vận động khiến quá trình này suy yếu, dẫn đến tích tụ độc tố. Chạy bộ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường oxy và dưỡng chất cho gan, giúp tái tạo tế bào gan. Nghiên cứu cho thấy nhóm chạy bộ đều đặn có khả năng đào thải chất cặn bã hiệu quả hơn.
Cơ chế: Khi chạy, nhịp tim và hô hấp tăng, thúc đẩy trao đổi chất, đồng thời giảm tích tụ mỡ nội tạng – yếu tố gây gan nhiễm mỡ.
2. Giảm gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ phổ biến ở người già do chế độ ăn không lành mạnh và ít vận động. Nếu không kiểm soát, nó có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư.
Chạy bộ giúp đốt cháy mỡ thừa, chuyển hóa axit béo thành năng lượng, từ đó giảm lượng mỡ trong gan. Ngoài ra, vận động còn cải thiện độ nhạy insulin, hạn chế tích trữ mỡ tại gan.

3. Tăng khả năng chống oxy hóa của gan
Gan là cơ quan chống lại gốc tự do – tác nhân đẩy nhanh lão hóa. Ở người già, khả năng này suy giảm khiến cơ thể dễ tổn thương.
Chạy bộ cường độ thấp kích thích sản sinh enzyme chống oxy hóa, giúp gan trung hòa gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Lưu ý: Người cao tuổi nên bắt đầu với cường độ phù hợp (ví dụ: 30 phút/ngày), ưu tiên an toàn. Lợi ích của chạy bộ chậm không chỉ dừng ở gan mà còn cải thiện tim mạch, miễn dịch.
* Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, nếu có vấn đề sức khỏe, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa!

Theo Thương trường