Laurent Séverac- chuyên gia mùi hương và Patrice Gautier- doanh nhân, hai người Pháp tỏ quantâm quanh chọn quốc hoa của Việt Nam.

LaurentSéverac: Với tôi, chỉ có hoàng lan

Tôi đến Việt Namđược 17 năm, nghề nghiệp chính là chế tạo tinh dầu từ hoa. Hoàng lan, ngọc lanđó là HOA VIỆT NAM đối với tôi. Hoa sen cũng tốt đấy, nhưng với tôi, với nướchoa, thì hoàng lan vẫn là nhất.

Hoa sen chỉ mọc ởđầm, hồ, ao còn hoàng lan ở Hà Nội và khắp miền đất nước, trồng nhiều nhất ở cácngôi chùa. Như tôi thấy, người Việt cũng hay đến chùa đấy chứ.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN
 

Việt Nam là đấtnước có nhiều loại hoa đẹp: Mai, đào, hoa nhài… nhưng tôi không thể chọn loàinào khác ngoài hoàng lan, vừa đẹp lại thơm nữa.

Laurent Séverackhông chỉ là chuyên gia cho chuỗi các khách sạn, bar có tiếng ở Việt Nam:Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Novotel Phan Thiết, Mandarin Nha Trang, InterContinential và Six Senses Spa mà còn là chuyên gia tư vấn mùi hương cho nhiềudoanh nghiệp châu Á và Việt Nam. Laurent dùng mùi hương chế tạo một số loại rượumang tên mình.

Laurent say mêhoàng lan, vì tinh dầu này được dùng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Tinhdầu hoàng lan cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theophong cách phương Đông. Mùi hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùicây cỏ, hoa quả và gỗ.

PatriceGautier: Không hoa sen thì biết chọn gì

Tôi đến Việt Nam 10năm, biết đến hoa sen, hoa mai, hoa đào. Tôi thích nhất hoa sen vì nó đặc biệt,hương thơm, ướp trà cũng rất ngon. Mai, đào đẹp nhưng thực sự không đặc trưng,ấn tượng.

Người nước ngoàithấy ấn tượng nhất với hoa sen, không phải mai, đào. Bản thân tôi là người Pháp,sinh ra ở Bretagne, khi đến Việt Nam ấn tượng nhất với sen-loài hoa mà hầu khắpcác nước châu Âu không có.

Tám năm nay tôisống ở Quảng An (Hà Nội), cứ đến dịp lại ra hồ sen ở phủ Tây Hồ thưởng hoa. Tôicòn có anh bạn làm quản lí ở một hồ sen ở đó. Khí hậu Việt Nam khá hợp với tôi,chỉ hơi nóng một chút. Quê hương tôi lạnh quá và mưa nhiều.

Tôi chọn hoa màogà. Tại sao ư? Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đấtnước ta thì đó là con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộcta - Giáo sư Vũ Khiêu nêu quan điểm nghiêm túc của ông về quốc hoa, vàcả quốc phục.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN
Ảnh minh họa


Theo tôi, chọn quốc hoa là việc nên làm. Sớm hay muộn cũng làm, nên không nhấtthiết đặt vấn đề đã cần chưa. Nếu bây giờ có thể làm được thì cứ làm.

Nhiều người muốnchọn hoa mai hay hoa đào. Tôi thấy những hoa đó không tiêu biểu cho Việt Nam.Hoa mai và hoa đào của Trung Quốc đẹp hơn nhiều. Họ cũng có hàng trăm, hàng ngànbài thơ vịnh về hai loại hoa này. Đào và mai của chúng ta không thể so sánhđược. Không nên lấy nó làm đại diện cho Việt Nam.

Hoa sen cũng vậy.Sen có ở rất nhiều nước, đặc biệt là Ấn Độ. Nó không phải là loài hoa đặc trưngcủa chúng ta.

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu: Tôichọn hoa mào gà

Tôi chọn hoa mào gà. Tại sao ư?Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đất nước ta thì đólà con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta.

Trong dân ta có câu“Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN
 

Gà trống là con vậtđược quý trọng trên đất nước Việt Nam. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờcũng đứng đầu, săn sóc cả đàn. Nếu có con vật khác đến thì nó sẽ chiến đấu đếncùng để bảo vệ đàn gà của mình. Vì vậy, gà trống rất xứng đáng.

Từ đó, hoa mào gà-hình tượng của cái mào trên đầu con gà trống cũng có thể được xem là bông hoacủa chủ nghĩa anh hùng. Bông hoa đỏ rực lên, như màu của trái tim, của dòng máu,của lý tưởng dân tộc ngàn đời.

Thế của hoa mào gàcũng đẹp, luôn luôn vươn cao. Tiêu biểu cho ý chí vươn, thể hiện tấm lòng sonsắt, thể hiện trái tim của người Việt với Tổ quốc mình, với cả nhân loại. Thônquê Việt Nam trước đây, nhà nào cũng trồng cây hoa mào gà nên không thể nói lànó không gần gũi với đại đa số người dân.

Chọn quốc phục cũngcần thiết. Nhìn lại trang phục của các thời kì lịch sử, nhiều bộ rất đẹp. Nhưngcũng không nên bê nguyên xi trang phục của thời nào để làm quốc phục. Chỉ nênxem xét lại vẻ đẹp của các trang phục trong lịch sử, từ đó kế thừa, vẽ ra trangphục mới phù hợp với cuộc sống.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN

Quốc phục phải đẹpmắt, gọn gàng, tiện dụng. Đừng nghĩ quốc phục là phải quay về quá khứ. Đừng ănsẵn của tổ tiên. Tổ tiên chắc cũng phiền lòng nếu con cháu không nghĩ ra được bộquần áo thích hợp với thời đại của mình, cuộc sống của mình. Nên dũng cảm tìm raquốc phục mới phù hợp và đẹp mắt.

Không phải cứ phụccổ mới là dân tộc đâu. Tính dân tộc cũng chính là tính hiện đại, hai cái đóthống nhất. Quay về quá khứ không có nghĩa là giữ gìn bản sắc dân tộc. Thế làđánh mất mình vào trong quá khứ. Buộc mình quay lại quá khứ hay hòa tan theo bênngoài đều có thể xem là một sự tha hóa, biến mình thành người khác. Phải tự chọncon đường đi, chọn bộ quần áo phù hợp để mặc.

Quan niệm giữ bảnsắc dân tộc là phải giữ mọi thứ của cha ông là quan niệm lạc hậu, nệ cổ. Có thểlựa chọn thành tựu chung của thế giới nếu nó phù hợp với chúng ta, biến thànhcủa chúng ta thì đã thành dân tộc rồi. Cái gì phù hợp nhất với sự phát triển củađất nước ta, với hoài bão của con người ta, chí lớn của dân tộc ta bây giờ thìcái đó là dân tộc. Cốt lõi của bản sắc dân tộc ta là lòng yêu nước, sự vươn lên,là tấm lòng bao la với bạn bè thế giới.

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, học giả nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội VN).

Tác giả 30 cuốn sách, tham gia biên soạn 30 cuốn sách về nhiều lĩnh vực: Triết học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội. Các tác phẩm của ông về văn hóa bao gồm: Đẹp, Anh hùng và nghệ sĩ, Cách mạng và nghệ thuật…Tác phẩm lớn nhất của ông là bộ sách Bàn về văn hiến Việt Nam ba tập, gần 1.500 trang.

Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I, năm 1996. Năm 2000, nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới. Năm 2006, ông được trao Huân chương Độc lập hạng Nhất vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn. 

Nhược điểm của một số ứng viên

Ngoài các ưu điểm mà ai cũng biết thì hoa đào, sen, mai cũng có nhược điểm, “gây khó khăn” cho người bầu chọn

Hoa sen: Không nở quanh năm mà chỉ nở vào mùa hè, tuy nhiên thời gian nở hoa kéo dài hơn so với đào, mai. Trùng lặp với quốc hoa của Ấn Độ và Sri Lanka, là biểu tượng của Phật giáo.

Hoa mai: Chỉ nở vào mùa xuân; ở miền Bắc chưa phát triển nhiều.

Hoa đào: Nguồn gốc sâu xa từ phía Bắc. Hiện tại hoa đào phía Bắc (Trung Quốc, Nhật Bản...) có chủng loại phong phú và chất lượng cao hơn - hoa to, bền, đẹp hơn.

Hoa tre: Không đẹp, ít xuất hiện trên thực tế. Chỉ trồng ở nông thôn. Ít thông dụng trong trang trí (kể cả cắt cành, hoa chậu, trồng làm phong cảnh, trang trí).

Hoa gạo: Không đẹp, không có hương thơm. Chỉ nở vào tháng ba. Không phù hợp để trang trí mọi nơi, mọi lúc. Không có giá trị lịch sử. Ít giá trị thẩm mỹ, hội họa.

(Đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, dựa theo dự thảo tiêu chí quốc hoa Việt Nam) 

Theo Tiền Phong