Những ngày này, tiệm may“đuổi” khách nguây nguẩy nên hàng vải chả bán được cho ai. Hàng vật liệu xâydựng cũng hẩm hiu vì tâm lí kiêng không xây nhà vắt 2 năm. Nhưng có lẽ hẩm hiunhất là đám thầy bói dạo...
Chị Thoa Ánh, quầy hàng vải 155, chợ Hôm (Hà Nội) chia sẻ: “Mấy ngày nay, chúngtôi đi chợ cho vui thôi. Lượng khách dồn cả vào tháng trước rồi. Lúc đấy xé vảikhông kịp, giờ thì ngồi trên tầng nhìn xuống dưới hàng giầy dép xem họ hét kháchthôi.
Những quầy hàng vải của chúng tôi, thường nghỉ Tết sớm trước ngày ông Công, ôngTáo và mở hàng cũng phải ngoài mùng 10 hoặc đôi mươi. Nghề này thế thì mình phảitheo, chứ có bán cố tới 30 Tết cũng không có khách mua đâu”.
Chủ nhà may Thương, phố Đốc Ngữ (Hà Nội) vui vẻ nói: “Chỉ dịp Tết, những ngườithợ may chúng tôi mới được kiêu như thế này. Nhà may chúng tôi đã không nhậnhàng may cho khách từ nửa tháng nay rồi.
Cửa hàng vẫn mở đấy nhưng thật sự việc làm không hết nên không dám nhận thêm.Chúng tôi cũng chỉ mở tới ngày ông Công rồi đóng cửa hàng ngồi trong nhà làm tớihết hàng, khoảng ngày 28 tết”.
![]() |
Tiểu thương bán nốt mét vải cuối cùng trước khi đóng sạp |
Thị trường các cửa hàng buôn bánnguyên vật liệu xây dựng cũng thưa thớt. Các điểm bán cát, sỏi, đá, xi măng gầnnhư mở cửa chỉ để phục vụ khách hàng với các công trình đang gấp rút hoàn thiệntrước ngày ông Táo. Khách hàng tới mua gạch ốp lát cũng nằm trong trạng tháivắng vẻ.
“Chúng tôi cũng chỉ bán nốt ngày nay, ngày mai là đóng cửa nghỉ Tết. Hàng này,phải sau Tết 1 tháng mới bán lại được vì không ai đục đẽo xây dụng nhà cửa vàotháng Giêng. Đặc thù của nghề này nó thế, có muốn cố cũng không được” - anh QuốcHùng, chủ cửa hàng gạch ốp lát, phố Cát Linh (Hà Nội) cho biết.
Thất nghiệp trước Tết dài dài còn có đội ngũ thầy... bói. Lúc đầu chúng tôitưởng lực lượng chức năng ra tay mạnh nên đám này tan rã. Hỏi ra mới biết, cuốinăm rồi, chả ai còn quan tâm đến số phận của chính mình khi năm cùng tháng tận.
Bờ Hồ là nơi đội quân bói dạo “tụ” nhiều nhất thì nay “tiệt bóng”. Tôi trêu một“thầy”: Cuối năm rồi, chắc “thầy” sợ người ta ngẫm lại, thấy thầy phán “ứ” đúngnên “thầy” phải trốn không người ta đấm cho chứ gì?
Một thầy cười cười: “Làm nghề nào ăn nghề đấy, thầy có không nói đúng thì cũngphải có cách để nói không sai hoặc nói để người ta hiểu thế nào thì hiểu, hiểuthế nào cũng đúng, chung chung ý, không thì người ta đấm cho thật chứ chẳng đùa.Nghỉ Tết sớm cũng sướng mà”.
Theo Bee.net.vn