Vì sao liên tục kêu lỗ nhưng nay Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex)lại công bố con số lãi “khủng” trước thời điểm chuyển sang cổ phần? Đặc biệt,suốt ba năm liền Petrolimex cólãi nhưng vẫn nhận tiền bù lỗ của Nhà nước, còn người tiêu dùng mua mỗi lít xăngdầu phải chi thêm tiền để lập quỹ bình ổn.

Petrolimex xác nhận năm 2008kinh doanh lỗ nhưng “sự trợ giúp” của Nhà nước khiến phát sinh lãi. Điều này cóbình thường?

Mập mờ...

Cách đây mấy tháng, khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, giá trong nước vẫn giữnguyên, trong một buổi họp báo, lãnh đạo Petrolimex đãkêu “sức chịu đựng của Petrolimex cóhạn” và khả năng doanh nghiệp (DN) này không có đủ nguồn lực ngoại tệ để nhậpkhẩu xăng dầu. Kết quả, giá xăng dầu sau đó đã được điều chỉnh tăng...

Đó khôngchỉ là lần duy nhất Petrolimex kêuvà sau đó lãi vì cả năm 2009 và 2010, dù giá chưa được điều hành theo thị trườngthực thụ nhưng Petrolimex vànhiều DN kinh doanh xăng dầu đầu mối khác cũng lãi không nhỏ.

Trao đổi với TuổiTrẻ về thông tin Petrolimex lãilớn trong khi thông tin họ đưa ra cho các cơ quan nhà nước thường là lỗ, ôngNguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - tổ trưởng tổ giámsát giá xăng dầu liên bộ Tài chính - Công thương, khẳng định sở dĩ Petrolimex lãiđược con số lớn như thế không phải nhờ kinh doanh xăng dầu trong nước mà là táixuất xăng dầu...

Tuy nhiên, theo tài liệu được Petrolimex côngbố, sản lượng xăng dầu tái xuất và chuyển khẩu rất nhỏ so với nhập về tiêu thụtại nội địa. Chẳng hạn, năm 2008 xuất bán nội địa 6,83 triệu m³xăng dầu thì chỉ có 1,5 triệu m³cho tái xuất và chuyển khẩu. Năm 2009 nội địa tiêu thụ 7,43 triệu m³thì tái xuất và chuyển khẩu chỉ 1,89 triệu m³.Năm 2010, tiêu thụ 7,62 triệu m³ thì tái xuất là 1,3 triệu m³.

Phải làm rõ khoản lãi của Petrolimex:
Nhiều ý kiến cho rằng cần một cơ quan độc lập để xác minh những đợt tăng giá xăng của Petrolimex (Ảnh: T.Thắng)

Một quan chức Bộ Tài chính khác tiết lộ một trong những nguyên nhân cơ bản khiến Petrolimex vànhiều DN kinh doanh xăng dầu đầu mối có thể có lãi lớn như thế là khả năng cânđối để bù lại mức lỗ đã phải chịu thời gian trước. Việc lỗ khi phải giữ giá làcó thật, tuy nhiên họ không công bố cụ thể thời điểm nhập, số lượng nhập lúc giácao là bao nhiêu. Khi giá cao, doanh nghiệp dự trữ ở mức thấp, khi giá giảm, họdự trữ nhiều hơn. Nên lỗ có thể không lớn như mức mọi người vẫn tưởng.

Một chuyên gia đặt vấn đề phải chăng Petrolimex đượchưởng một cơ chế riêng đặc biệt bởi năm 2008 tất cả đầu mối đều lỗ vì giá thếgiới tăng cao. “Từ kinh doanh thực tế lỗ cả chục nghìn tỉ đồng, rồi được hỗ trợtừ Nhà nước thế nào đó biến thành lãi trên 900 tỉ đồng là chuyện không thể hiểuđược. Như vậy còn các đầu mối khác cũng lỗ thì sẽ thế nào? Phải minh bạch chuyệnnày ra” - chuyên gia này đặt vấn đề.

Sẽ tiếp tục lãi lớn

Trao đổi với chúng tôi hôm 14-7 tại TP.HCM, ông BùiNgọc Bảo - tổng giám đốc Petrolimex -xác nhận sáu tháng đầu năm lỗ khoảng 1.500 tỉ đồng, và khoản lỗ trong năm thángđầu năm được Nhà nước xử lý.

Tuy nhiên, hầu hết các đầu mối xăng dầu phía Namđều khẳng định chưa nhận được thông tin nào từ Bộ Tài chính giải thích việc xửlý khoản lỗ này. Có DN còn băn khoăn không biết là việc “xử lý” này cho tất cảhay chỉ riêng Petrolimex.“Tại sao có văn bản gửi cho Petrolimex xửlý lỗ mà các DN khác không biết?” - một DN đầu mối băn khoăn.

Ông Nguyễn Lộc An - vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương - cũng côngnhận trong nghị quyết 11/NQ-CP có nêu trong năm 2012 sẽ dần đưa giá xăng, điệntheo thị trường. Và lợi nhuận của DN, Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng đã cóđầu mối theo dõi giám sát.

Ông Nguyễn Cẩm Tú, thứ trưởng Bộ Công thương - trongbuổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào Petrolimex tạiHà Nội tuần trước cũng khẳng định việc điều hành thời gian tới sẽ đảm bảo hàihòa quyền lợi Nhà nước, DN, người tiêu dùng theo hướng phải đảm bảo cho DN cótích lũy theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đặt vấn đề: cơ chế kinh doanh xăng dầu có bình thườngkhông, khi mà năm tháng đầu năm DN lỗ thì được cơ quan chức năng hứa “xử lý”,còn lúc lãi trong tháng 6 thì Nhà nước không cho giảm giá bán lẻ? Hiện nay muaxăng dầu người tiêu dùng vẫn phải chi thêm tiền để lập quỹ bình ổn nhằm phòngkhi giá tăng đột biến. Nhà nước thì chưa tăng thêm thuế. Sẽ vô cùng bất hợp lýkhi DN lãi dựa trên những sự hỗ trợ này.

Theo TS Vũ Đình Ánh - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giácả, vấn đề là sự minh bạch và có giải thích hợp lý. “Điều mà người dân cần giờđây là có một cơ quan độc lập xác minh những lần tăng giá xăng của DN có chínhxác hay không” - ông Ánh nhấn mạnh.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ: Sẽ kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu

Ngày 18-7, trao đổi với chúng tôi, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Vương Đình Huệ cho biết ngày 22-7, KTNN bắt đầu tiến hành kiểm toán quỹ bình ổn giá xăng dầu, cuộc kiểm toán này có liên quan đến nhiều vấn đề khác gồm cả việc kiểm toán các DN là đầu mối nhập khẩu xăng dầu sử dụng quỹ bình ổn giá này chứ không riêng gìPetrolimex.

Theo đó, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán toàn bộ các khoản liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các DN, trong đó cóPetrolimex, nên không cần phải kiểm toán báo cáo tài chính của Petrolimex cũng nắm được vấn đề lỗ lãi. KTNN sẽ làm rõ việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu của các DN như thế nào, giá cả thực tế như thế nào, chi phí ra sao, đã sử dụng nguồn tiền từ quỹ bình ổn giá bao nhiêu... Khi kiểm toán xong, KTNN sẽ có đánh giá việc sử dụng quỹ cũng như tình hình tài chính các DN.

M.Quang

Theo C.V.Kình - L.N.Minh
Tuổi trẻ