Gặp sếp dễ thương thì chẳng nói,không may gặp sếp khó tính thì.... trốn sếp là chuyện thường.

Trễ 1 phút sếp cũng kêu...

Chẳng phải lúc nào sếp cũng đángyêu, nhất là có nhiều sếp cứ khó đăm đăm, không biết nhiều lại thích đòi hỏikhiến công việc càng áp lực. Thế nhưng trong giờ làm bị sếp “dập” còn đỡ, giờnghỉ trưa, giờ về, kể cả cuối tuần sếp cũng chẳng tha thì thật sự là mệt mỏi.Sếp thì thỏa thích “lấn” giờ nghỉ của nhân viên. Thế nhưng, nhân viên mà trễ nảimột chút thôi là sếp khó chịu cằn nhắn đủ thứ. Đó là hình ảnh thường thấy củanhiều vị sếp cổ hủ thời nay.

Trưa nào cũng vậy, khi Mỹ Duyên(phó phòng TMDT của công ty M) đang tận hưởng giờ giải lao một tiếng ba mươiphút trưa của mình thì sếp cô lại réo. Nhiều hôm Duyên vừa rời khỏi văn phòng độnăm, mười phút là y như rằng có điện thoại của sếp. Nghe thì phải làm hay xử lícông việc trong giờ nghỉ trưa, không nghe thì vào giờ làm sếp quát xối xả. Thờigian đầu Duyên còn lo lắng vội về ngay. Nhiều quá khiến cô cũng thấy mệt. Khôngít lần Duyên tìm lí do điện thoại hư, bận chạy xe... nhưng sếp đều gạt phăng vàbảo thiếu trách nhiệm.

Sợ sếp như sợ cọp

Ảnh minh họa

Cãi lại cũng chẳng được gì, chỉnhận được sự khó chịu và công việc ngày càng khó khăn hơn. Không chỉ thế, đếncuối tuần càng khổ sở hơn khi suốt ngày sếp gọi bảo làm. Hầu như Duyên không cóphút nghỉ ngơi nào cho gia đình. Nhiều lần báo cáo sếp gia đình bận việc để trốnmà cũng không thoát. Đó là tất cả những điều làm Duyên thấp áp lực muốn nghỉ.Nếu không phải vì mức lương đủ sống và công việc yêu thích, có lẽ Duyên cũng đãnghỉ từ lâu.

Muốn “săn” nhân viên, sếp chẳngthiếu gì cách. Nhất là tai mắt trong công ty khắp nơi, trốn chẳng dễ. Nhiều sếpcòn “chăm” nhân viên đến độ thường xuyên vào các trang mạng xã hội, nick chat,trang cá nhân để xem “hoạt động” hàng giờ của nhân viên. Đang trong giờ làm màthấy nhân viên “ti toe comment” trên facebook, là lập tức giao thêm việc...

Làm vẫn làm nhưng chỉ làm choxong

Không chỉ ngày bình thường, ngàycuối tuần nhân viên vẫn bị sếp hành. Nhiều nhân viên đã xin nghỉ rồi vẫn khôngtrốn khỏi tay sếp. Do đó, tâm lí những nhân viên có sếp kiểu này đều chỉ muốntìm cách trốn sếp, trốn việc. Họ nghĩ ra nhiều phương pháp và lí do bất khảkháng kiểu: ốm, bệnh, điện thoại hư... Thế nhưng đôi khi, lí do chẳng hiệu quả,sếp vẫn cứ ùn việc ra để rồi nhiều nhân viên đành dùng chiêu “qua loa”. Tức làhọ làm cho có, còn chuyện chất lượng thì bàn sau.

Như Mỹ Duyên, quá mệt mỏi vớinhững cuộc điện thoại và công việc vào giờ nghỉ, Duyên coi công việc là gánhnặng. Cô quyết định không mặn mà với công việc mà chỉ có mặt để nhận lương.Nghĩa là cái gì sếp nói Duyên cũng cố kéo ra làm thật chậm, tiến hành chậm vìbiết làm nhanh sẽ bị giao thêm nhiều việc. Không ít lần làm xong việc mà sếpchưa hỏi đến, cô ém nhẹm không báo. Tất cả những nơi sếp hay “soi” cô như mạngxã hội, nick chat, Duyên đều đóng lại và đặc biệt "ignore” sếp.

Không chỉ thế, những hôm sếp vắngnhà, Duyên tranh thủ ngồi chơi không làm cho... bõ tức. Cô khá khéo léo nhưng“chạy sao cho trời khỏi nắng”. Sếp Duyên thấy những biểu hiện chống đối của nhânviên lập tức gọi vào nhắc nhở. Không chỉ thế, cô còn bị trừ lương, cắt thưởngcảnh cáo. Chưa dừng lại, việc làm qua loa khiến không ít lần Duyên phải móc tiềntúi ra đền cho công ty và khách hàng vì những sai sót của mình. Cái ghế phóphòng của cô cũng lung lay sắp rơi vào tay người khác.

Trốn sếp nên hay không?

Khi bạn trốn sếp, đồng nghĩa vớiviệc bạn trốn cả việc. Nguyên nhân có thể do bạn quá áp lực với nó hoặc quá...ngán nó. Thế nhưng, việc bạn đang làm thực sự không hay chút nào bởi chính bạnđang ì ạch với công việc của bạn.

Nếu rơi vào trường hợp này, tốtnhất bạn nên trò chuyện thẳng thắn và trực tiếp với sếp. Bạn cần đưa ra ý kiếncủa mình và các quy tắc làm việc hợp lí. Nếu cảm thấy quá bất đồng, hãy tìm chomình một việc mới. Cố gắng làm việc qua ngày để nhận lương chỉ làm cản bước tiếnsự nghiệp. Tất nhiên, khi vẫn còn làm việc, bạn vẫn nên tuân thủ và hoàn thànhphần việc của mình. Đừng làm qua loa, dễ để lại hậu quả mà người khác sẽ đánhgiá tác phong làm việc của bạn nữa đấy!

Theo PLXH