4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp

Khi gặp cơn rối loạn hoảng sợ cấp cần hít thở thật chậm và sâu, nhắm mắt lại và nghĩ đến những sự kiện khiến bạn thấy an toàn, thoải mái.

Rối loạn hoảng sợ là một bệnh đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ với tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, mang lại cho người bệnh một cảm giác vô cùng sợ hãi. Các cơn hoảng sợ chỉ kéo dài từ 5-20 phút, tuy nhiên người bệnh vẫn luôn lo lắng, sợ hãi vì không biết bao giờ cơn hoảng sợ xuất hiện lại, làm thế nào để đối mặt với cơn hoảng sợ đó. Đây là một dạng rối loạn tâm thần khá phổ biến chiếm khoảng 2% dân số và thường gặp nhiều ở nữ giới.

4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp-1
 

Nguyên nhân và triệu chứng điển hình

4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp-2
 

Hiện nay các nhà khoa học chỉ ra một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chính gây nên rối lọa hoảng sợ là do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh là nguyên nhân gây ra bệnh.

Yếu tố di truyền cũng được nhắc đến khi các nghiên cứu cho thấy đây là một bệnh chịu ảnh hưởng của gen di truyền. Ở người bình thường, tỷ lệ bị bệnh rối loạn hoảng sợ là 2,3%, nhưng ở gia đình có một người bị rối loạn hoảng sợ thì tỷ lệ bị bệnh của những người còn lại trong gia đình là 24,7%. Ở người sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ bị bệnh gấp 5 lần cao hơn những người sinh đôi khác trứng.

Ngoài ra những người sử dụng các chất kích thích như cần sa, rượu, ma túy đá cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Có nhiều triệu chứng của cơn hoảng sợ, Khi xuất hiện ít nhất 4 trong các triệu chứng sau, bạn nên đến chuyên khoa tâm thần dể được chẩn đoán, tư vấn và điều trị phù hợp:

4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp-3
 

-       Mạch nhanh trên 100 lần/phút, có thể tăng đến 160 lần/phút. Bệnh nhân đánh trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực). 

-       Ra nhiều mồ hôi như tắm, mặc dù thời tiết không nóng.

-       Run tay, run chân nên bệnh nhân thường gục ngay xuống đất.

-       Cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí.

-       Cảm giác thở nông, thở hổn hển nên thông khí kém.

-       Đau hoặc khó chịu ở ngực trái khiến bệnh nhân nhầm với cơn nhồi máu cơ tim.

-       Buồn nôn hoặc đau bụng nên dễ nhầm với viêm dạ dày.

-       Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, vì vậy bệnh nhân dễ ngã.

-       Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi nên cơn hoảng sợ.

-       Sợ mất kiểm soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình không còn kiểm soát được các ý nghĩ và hành vi của mình nữa.

-       Sợ chết, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi.

-       Cảm giác chết lặng, không cử động được.

-       Lạnh cóng hoặc nóng bừng cơ thể.

Những giải pháp khắc phục

Theo thống kê tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), có đến hơn 2.7% dân số Mỹ trưởng thành đều gặp các triệu chứng rối loạn hoảng sợ mỗi năm. Trong số đó có tới 44.8% người mắc bệnh thuộc dạng loại “nghiêm trọng”. Rối loạn hoảng sợ gây ra những vẫn đề nguy hiểm, ví dụ như đang lái xe, nếu cơn hoảng loạn diễn ra đột ngột, người bệnh có thể tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Để đối mặt với một cơn hoảng sợ cấp, bạn cần hít thở thật chậm và sâu; nhắm mắt lại và ngồi tại chỗ đến khi cơn hoảng sợ qua đi. Đồng thời, nghĩ đến những sự kiện, những nơi bạn cảm thấy an toàn và thoải mái.

4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp-4
 

Khi cơn hoảng sợ xuất hiện dày, người bệnh cần được điều trị nội trú với mục đích chính là cắt cơn hoảng sợ, không cho các cơn hoảng sợ tái phát, điều trị các rối loạn lo âu, ám ảnh nếu có.

Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc là ưu tiên đầu tiên trong chiến lược điều trị. Nhóm chống trầm cảm 3 vòng, nhóm SSRI (paroxetin, fluoxetin, citalopram, escitalopram), nhóm giải lo âu có thể cắt cơn hoảng sợ sau khi sử dụng, tuy nhiên người bệnh cần phải điều trị chống tái phát từ 18 đến 36 tháng.

Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lí giúp người bệnh vượt qua cơn hoảng sợ dễ dàng hơn, ngoài ra còn làm người bệnh bớt lo âu trong giai đoạn ổn định.

Để hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn hoảng sợ, cần một lối sống khỏe mạnh, ngủ điều độ; tập thể dục hằng ngày và có chế độ ăn uống điều độ; giảm căng thẳng trong cuộc sống. Cũng có thể tham khảo học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress. Khi nhận biết mình có các yếu tố nguy cơ cũng cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.

4 bước vượt qua cơn hoảng sợ cấp-5
 ADCREW

 

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần rộng rãi cho người dân nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, là chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam, đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú Davipharm (https://davipharm.info/vi/) và Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Fanpage: https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN

(Nguồn: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội)


cục y tế dự phòng

Bệnh tâm thần

sức khỏe tâm thần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.