- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bản chất của 'nước súc họng phòng virus Corona' sau 2 ca chữa thành công ở BV Chợ Rẫy
Chúng tôi khuyên người dân không nên tự mua dung dịch sát khuẩn chứa chlorhexidine về dùng, vì hại nhiều hơn lợi. Chỉ nên dùng khi có chỉ định phù hợp của bác sĩ.
Một trong những chủ đề nóng hổi mấy ngày qua trên báo chí về phòng ngừa dịch COVID-19 là thông tin "Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn giúp phòng bệnh". Theo đó, nhiều bài viết, video hướng dẫn cụ thể việc súc miệng - họng và mua dung dịch sát khuẩn gây tình trạng "cháy hàng" ở nhiều nơi.
Súc miệng, súc họng bằng nước muối hay các dung dịch sát khuẩn không phải là chuyện mới và đã là thói quen hàng ngày của một số người Việt Nam. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả trong điều trị và phòng bệnh COVID-19?
Chưa đủ cơ sở để khuyến cáo cộng đồng
Các thông tin khuyến khích súc họng để phòng ngừa COVID-19 đang được lan tỏa lấy cơ sở từ việc điều trị thành công cho hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó một phương pháp bổ trợ điều trị là súc họng với dung dịch sát khuẩn, cụ thể là chlorhexidine.
Trong bài viết này, chúng tôi xin nói rõ các điểm cần đặc biệt lưu ý trong phương pháp kể trên.
Thứ nhất, cần làm rõ rằng phương pháp nói trên là một trong những phương pháp được thực hiện theo kinh nghiệm của bản thân bác sĩ. Thông tin về phương pháp này cũng nói rõ: "tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi (Bác sĩ điều trị-nhóm tác giả) áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus".
Trên thực tế, có nhiều phương pháp điều trị tuy chưa có chứng cứ hay y văn nào ghi nhận trước đó, nhưng lại có hiệu quả, giống những gì ngành y tế Việt Nam đã làm trong thời kỳ dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy cần xếp vào báo cáo ca (case reports), và trước khi khuyến cáo cộng đồng thì cần tiến hành các nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn để trả lời các câu hỏi quan trọng như sau:
• Liệu súc họng với chlorhexidine có thực sự hiệu quả trong điều trị hay phòng chống nhiễm COVID-19?
• Nếu có, hiệu quả này chiếm bao nhiêu và có đáng kể hay không trong tổng thể các biện pháp điều trị hỗ trợ đã được sử dụng?
• Cơ chế của nó là gì?
• Cần sử dụng nồng độ, liều dùng, thời gian bao lâu là phù hợp?
Tất cả những điều này đều cần chờ đợi kết quả từ nghiên cứu. Chưa thể nhanh chóng kết luận được chỉ từ hai ca đơn lẻ.
Trong phân loại mức độ tin cậy của chứng cứ, từ dưới lên: độ mạnh của chứng cứ tăng dần, sai lệch hệ thống giảm dần. Trong đó, ý kiến chuyên gia và báo cáo ca/chuỗi ca bệnh xếp ở mức thấp nhất. Nguồn: sách Cẩm nang thực hành Y học chứng cứ.
Thứ hai, trong hai ca điều trị COVID-19, súc họng với chlorhexidine chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân hồi phục. Do đó, hiệu quả của việc này, nếu có, chỉ có thể áp dụng trong hỗ trợ điều trị, không thể khuyến cáo rộng rãi thành phương pháp phòng bệnh.
Thứ ba, cần nhấn mạnh chlorhexidine là loại súc họng được sử dụng với hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Do đó, hiệu quả của việc súc họng, nếu có, chỉ có thể áp dụng được cho chlorhexidine mà không thể suy rộng cho mọi loại dung dịch súc miệng khác như nước muối, betadine hay nước súc miệng có chứa cồn…
Chlorhexidine là gì? Súc miệng - họng với chlorhexidine để phòng ngừa COVID-19 lợi hay hại?
Chlorhexidine là hoạt chất có tính kháng khuẩn phổ rộng và không có cơ chế đặc hiệu. Lưu ý: các thông tin gần đây hướng dẫn dùng chlorhexidine với tần suất cao (ví dụ: mỗi 3 giờ nếu đang trên máy bay) và không chỉ rõ dùng với nồng độ nào, trong bao lâu.
Trong khi, thực tế có nhiều dạng bào chế và nồng độ khác nhau, có thể được phối hợp với thuốc gây tê và dùng trong điều trị tại chỗ như dung dịch súc miệng, viên ngậm, băng gạc, sát trùng da, niêm mạc. Loại dùng trong súc miệng là dung dịch chlorhexidine gluconate 0,1%, 0,12%, 0,2%, được chỉ định chính trong nha khoa để trị viêm nướu, chảy máu nướu răng. Về liều dùng, cụ thể, loại 0,12% được khuyến cáo là 2 lần mỗi ngày, không dùng liên tục quá 6 tháng và cần được đánh giá lại sau mỗi 3 tháng.
Khi được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) và trên vật thể sống (in vivo), chlorhexidine gluconate 0,12% cho thấy có tác dụng kháng khuẩn đối với một số chủng như tụ cầu vàng (S. aureus), liên cầu khuẩn (Streptococcus mutans), nấm Candida albicans (gây nấm miệng)... là các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp.
Ngoài ra, cũng có ghi nhận tác dụng kháng virus có vỏ bọc (enveloped virus) như HIV, HSV (herpes simplex virus-gây bệnh mụn rộp ở môi), virus cúm (influenza)... Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có dữ liệu nào về hiệu quả của chlorhexidine trên virus gây bệnh COVID-19 vì đây là chủng coronavirus hoàn toàn mới.
Dung dịch chlorhexidine gluconate 0,2% súc miệng dùng trong nha khoa với các lưu ý khi sử dụng. Nguồn: Nhóm tác giả.
Cũng xin lưu ý thêm: Ở một số nước như Canada và Mỹ, chlorhexidine súc miệng thuộc nhóm cần kê đơn. Vì cũng như mọi loại thuốc, nó có tác dụng phụ, chống chỉ định và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định phù hợp.
Chẳng hạn, chlorhexidine có thể gây đổi màu men răng và chất trám, gây loét, khô miệng hay thay đổi vị giác… thậm chí có thể gây phản ứng dị ứng nặng và sốc phản vệ trong số ít trường hợp. Chưa có dữ liệu an toàn trên trẻ em, do đó cần thận trọng khi sử dụng súc miệng chlorhexidine cho đối tượng này.
Ngoài ra, một số bác sĩ lo ngại rằng nếu dùng không đúng cách, việc súc họng "càng sâu càng tốt" có thể gây sặc ở người già, dẫn tới viêm phổi do hóa chất gây nguy hiểm. Nếu trẻ nhỏ (cân nặng dưới 10 kg) nuốt phải 30-60 ml chlorhexidine gluconate có thể gây khó chịu tiêu hoá, buồn nôn, nhiễm độc cồn…
Hơn nữa, như đã nhấn mạnh ở trên, việc súc miệng-họng với chlorhexidine cho dù có hiệu quả thì cũng mới chỉ ghi nhận trong hỗ trợ điều trị, nên không thể áp dụng trong phòng ngừa bệnh COVID-19. Điều này tương tự với việc "chưa có bệnh đã uống thuốc".
Do vậy, trong khi hiệu quả về điều trị và phòng ngừa chưa rõ, chúng tôi khuyên người dân không nên tự mua dung dịch sát khuẩn chứa chlorhexidine về dùng, vì hại nhiều hơn lợi. Chỉ nên dùng khi có chỉ định phù hợp của bác sĩ.
Súc họng bằng Chlorhedixin chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự mua về dùng vì có thể gây hại.
Cuối cùng, xin nhắc lại: Hiệu quả của việc súc miệng với chlorhexidine gluconate được ghi nhận trong nha khoa trị viêm nướu, nhưng chưa chắc có hiệu quả với COVID-19 và cần được nghiên cứu thêm. Hiệu quả nếu có cũng là trong hỗ trợ điều trị chứ không phải phòng ngừa.
Để thực hành vệ sinh răng miệng thông thường, dung dịch muối sinh lý là phương pháp phổ biến, rẻ tiền và an toàn nhất, ai cũng có thể tự pha và súc miệng-họng hàng ngày là đủ. Với việc phòng ngừa COVID-19, không nên hoang mang, khuếch đại hiệu quả của việc súc miệng - họng bằng dung dịch sát khuẩn hay bất kỳ dung dịch nào khác, mà hãy tuân theo các thực hành như rửa tay, che bằng khuỷu tay khi ho....
Việc tăng cường, duy trì sức đề kháng bằng ăn uống lành mạnh, vận động nghỉ ngơi hợp lý và uống nhiều nước cũng rất hữu ích.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm COVID-19 được khuyến cáo chính thức và có hiệu quả. Nguồn: Y học Cộng đồng.
Súc miệng - họng có tốt không? Cũng liên quan tới chủ đề này, chúng tôi tìm thấy các khuyến cáo liên quan tới dùng nước muối súc mũi - miệng. Khuyến cáo từ Bộ Y tế Việt Nam hiện nay cũng có liệt kê việc súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng trong các biện pháp phòng bệnh COVID-19. Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) lại không có lời khuyên nào về việc súc miệng, họng để ngừa nhiễm loại virus mới này. Rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bệnh cảm thường (common cold) hồi phục nhanh hơn (như ở Việt Nam là giúp giảm "đau họng"), nhưng không cho thấy hiệu quả phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. |
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe9 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.