Nhập viện với triệu chứng sốt và tiêu chảy, 4 ngày sau bé gái không qua khỏi, bác sĩ cảnh báo một dấu hiệu nhiễm khuẩn mà mọi người cần cảnh giác

Bệnh nhi có triệu chứng cảm lạnh như sốt, tiêu chảy, được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương khám.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa cấp cứu, bệnh viện Chang Gung Medical Foundation, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi có triệu chứng cảm lạnh, bao gồm sốt và tiêu chảy, được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương khám. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhi không cải thiện, cơ thể bắt đầu nổi mẩn đỏ và được chuyển sang bệnh viện chuyên khoa khám.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng chia sẻ: "Bệnh nhi chuyển viện sau khi rơi vào tình trạng sốc phản vệ, kiểm tra sơ bộ phát hiện hai chân của bệnh nhi nổi mẩn đỏ, chướng bụng, tình trạng nguy kịch, tôi cố gắng cứu chữa nhưng sợ bệnh nhi không qua khỏi".

Nhập viện với triệu chứng sốt và tiêu chảy, 4 ngày sau bé gái không qua khỏi, bác sĩ cảnh báo một dấu hiệu nhiễm khuẩn mà mọi người cần cảnh giác-1
Ảnh minh họa

Trong suốt 6 tiếng nỗ lực cứu chữa bệnh nhi, bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, ống thông tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim, thuốc tăng huyết áp và kháng sinh, nhưng bệnh nhi vẫn xuất hiện tình trạng hạ huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa, tiên lượng nặng, mặc dù được bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng bệnh nhi đã tử vong vào lúc 10h tối.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng thông tin thêm: "Sốt và tiêu chảy là triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhưng đôi khi, đó cũng là dấu hiệu nhiễm khuẩn mà mọi người cần nâng cao cảnh giác. Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh, triệu chứng ban đầu có biểu hiện nhẹ như sốt, đau bụng, nhưng sau đó bệnh diễn biến nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Có trường hợp bệnh nhi tiêu chảy nghiêm trọng dẫn đến vỡ ruột".

Trực khuẩn mủ xanh là gì?

Trực khuẩn mủ xanh hay còn gọi là Pseudomonas aeruginosa, là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, thuộc giống vi khuẩn Pseudomonas, có dạng hình que nhỏ, đứng riêng lẻ, thành đôi hoặc có khi xếp thành chuỗi và có khả năng di động bằng một hoặc nhiều lông ở một đầu.

Trong môi trường tự nhiên, Pseudomonas aeruginosa có thể sống trong đất, trong đầm lầy và đặc biệt là môi trường ven biển, chúng tồn tại trong điều kiện mà ít sinh vật nào có thể chịu được.

Pseudomonas aeruginosa thường tồn tại nhiều trong môi trường bệnh viện, chúng có thể được tìm thấy trong các dụng cụ y tế, sàn nhà, tường, giường bệnh và có thể có trên tay của các cán bộ y tế. Từ đó, vi khuẩn dễ lây lan, xâm nhập vào bệnh nhân và gây bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính, giảm bạch cầu, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bị bỏng hoặc dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Ngoài ra, trực khuẩn mủ xanh có thể sinh sôi trong các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc gây mê, xà phòng, bồn rửa, thiết bị hồi sức, nhiên liệu, nơi ẩm ướt và thậm chí ở trong nước cất.

Trong cơ thể người, trực khuẩn mủ xanh tạo ra một lớp chất nhờn chống lại thực bào và hầu hết các loại thuốc kháng sinh.

Mối nguy hiểm do trực khuẩn mủ xanh gây nên

Pseudomonas aeruginosa khi vào trong cơ thể có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm tai giữa,...Trong đó có nhiễm trùng máu, là loại nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mà có các triệu chứng khác nhau.

Nhiễm trùng máu do Pseudomonas aeruginosa gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu nhẹ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giảm đi tiểu.

Bệnh nhân bị viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh gồm các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, khó thở, ho, đôi khi có chất nhờn màu vàng, xanh lá cây hoặc máu.

Bệnh nhân muốn đi tiểu thường xuyên, khi tiểu bệnh nhân cảm giác đau buốt, nước tiểu có màu và có mùi khó chịu, đây là các triệu chứng thường thấy khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu do Pseudomonas aeruginosa.

Đối với những vết thương hở, trực khuẩn mủ xanh sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, gây cảm giác đau, tấy đỏ, chảy dịch ở vết thương. Nếu tình trạng nhiễm trùng này kéo dài, không được điều trị, trực khuẩn mủ xanh có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau tai, mất thính lực, chóng mặt và mất phương hướng.


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/nhap-vien-voi-trieu-chung-sot-va-tieu-chay-4-ngay-sau-be-gai-khong-qua-khoi-bac-si-canh-bao-mot-dau-hieu-nhiem-khuan-ma-moi-nguoi-can-canh-giac-22202078103859556.htm

sốc phản vệ

nhiễm khuẩn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.