- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ
Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ… Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý khi có số lần đi tiêu trên 3 lần, phân lỏng toàn nước, có màu vàng, nâu hoặc trắng đục. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy cấp trong mùa mưa lũ là do: Vệ sinh kém, thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc tại những nơi xảy ra mưa lũ nguồn nước dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Salmonella, Shigella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác.
Bệnh tiêu chảy cấp có triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút.
Biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như:
Với bệnh nhẹ, người bệnh khát nước, môi khô, da khô, nhăn nheo.
Nếu nặng hơn, biểu hiện mặt hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu, chân tay lạnh… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần theo dõi, chăm sóc tốt cho người bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước nặng, nhanh chóng chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Có hai đường chính lây nhiễm bệnh gồm: ăn thực phẩm, uống nước bị ô nhiễm, không được nấu sôi, nấu chín; tiếp xúc bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải, tay chân, đồ dùng.
Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào đang sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.
Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bệnh lỵ
Bệnh lỵ thường có diễn biến lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp, thậm chí là tử vong.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ trong đó có 3 yếu tố chính:
Ô nhiễm nguồn nước: thời tiết bất thường vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, cùng với mưa bão lớn khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Các loại sinh vật từ đất, bụi, rác thải hòa vào dòng nước, tràn ra nhiều nơi. Nước bẩn mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella "trộn" vào các bể nước ăn, bể tắm, nhà cửa, khu vực công cộng… gây bệnh cho con người.
Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella: nếu không sát khuẩn tay với xà phòng sau khi thay tã lót cho em bé bị nhiễm khuẩn Shigella, người chăm sóc bé có thể bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: bệnh có thể lấy truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn, qua chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do khu chế biến thực phẩm ở gần nơi chứa nước thải bị ô nhiễm...
Bệnh thường dễ lây lan nhất ở những khu vực đông người như các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ bị lỵ những người thân đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh lỵ có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.
Thông thường, người bệnh lỵ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Sốt với nhiệt độ dao động từ 37,5 đến 39 độ C;
Đau co thắt theo từng cơn ở vùng bụng;
Tiêu chảy nhiều nước;
Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Đau cơ, mỏi cơ;
Có máu hoặc chất nhầy trong phân.
Một số trường hợp không có triệu chứng sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể, nhưng phân của họ vẫn có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.
Phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp để phòng bệnh.
Để phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hiệu quả, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, không dùng tay bốc thức ăn. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi đi vệ sinh là rất cần thiết.
Lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải có đồ chuyên dụng, có dao thớt riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được chế biến.
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm và nấu ăn.
Thực phẩm đã được chế biến nên ăn ngay, nếu phải để lâu cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn; thức ăn phải đậy kín tránh để côn trùng và động vật gặm nhấm xâm hại.
Trong vùng mưa lũ, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgười đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.
-
Sức khỏe7 giờ trướcBác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau khi sốt cao 3 ngày, chị L. rơi vào suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Các bác sĩ phải can thiệp bằng ECMO để cứu người bệnh.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe12 giờ trướcThịt bò là thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thịt bò.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNước chanh là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe tiềm năng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, nước chanh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí "hạ độc" cơ thể.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNgoài các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi chính, một số quả loại dưới đây cũng chứa nhiều khoáng chất này, giúp xương phát triển.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhông chỉ chuối chín mà chuối xanh cũng được nhiều người ưa chuộng, vậy chuối xanh có tác dụng gì?
-
Sức khỏe16 giờ trướcHạt kê, loại ngũ cốc nhỏ bé, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn ẩn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích bất ngờ của hạt kê không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐồ ăn nhẹ giàu protein, ít calo, là lựa chọn hoàn hảo với những người thực hành ăn kiêng. Bởi chúng giàu protein giúp bạn no lâu, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNhân sâm từ lâu đã được xem là "thần dược" quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những đối tượng tuyệt đối không nên dùng loại dược liệu này, nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí là "rước họa vào thân".
-
Sức khỏe17 giờ trướcHo bị đau hông bên phải là tình trạng phổ biến, đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng như căng cơ, thoát vị...
-
Sức khỏe19 giờ trướcNgủ trưa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vậy cần ngủ trưa bao nhiêu phút để đủ tỉnh táo tiếp tục lao động và học tập?
-
Sức khỏe19 giờ trướcNước chè xanh (trà xanh) là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy uống 1 tách chè xanh sau bữa ăn có tác dụng gì?