- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chỉ người sống thọ mới có đủ 5 dấu hiệu nhỏ này khi đi ngủ, bạn thử kiểm tra xem mình có bao nhiêu điểm!
Nhiều người thắc mắc rằng những người sống thọ sẽ ngủ như thế nào? Y học Trung Quốc đánh giá một giấc ngủ ngon sẽ dựa trên những tiêu chí dưới đây.
- Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm
- Những thói quen nhỏ ảnh hưởng đến tuổi thọ của "dế yêu": Khi không dùng, nên ngửa hay úp màn hình điện thoại để không bị hỏng nhanh chóng
- Tuổi thọ của người dân Hong Kong đứng đầu thế giới, vượt qua cả Nhật Bản: Công thức trường thọ gói gọn trong 2 từ đơn giản
Giấc ngủ rất quan trọng đối với mọi người. Y học Trung Quốc luôn coi giấc ngủ là cơ sở và yếu tố quan trọng của tuổi thọ. Các nhà khoa học người Đức cũng đánh giá ngủ là một hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất. Chúng ta ngủ khoảng 24 năm 4 tháng trong cuộc đời. 1/3 thời gian trong ngày của chúng ta là ở trên giường.
Ai cũng muốn sống lâu, vì vậy có một giấc ngủ lành mạnh là điều cần làm đầu tiên. Giấc ngủ có nhiệm vụ tái tạo các tế bào của cơ thể, thanh lọc bộ não, phát triển chức năng học tập và ghi nhớ...
Vậy một người có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao sẽ ngủ như thế nào? Y học Trung Quốc đánh giá một giấc ngủ ngon sẽ dựa trên những tiêu chí dưới đây.
Dấu hiệu của người sống thọ khi ngủ
1. Ngủ say
Không phải ai cũng dễ dàng chìm vào giấc ngủ, thực tế có rất nhiều người bị mất ngủ hàng đêm. Theo thống kê của Trường Y Harvard, những bệnh nhân bị mất ngủ thường đi kèm với lo âu và trầm cảm. Ngoài ra, các bệnh phổi mãn tính, hen suyễn, trào ngược axit, bệnh thận, ung thư, đau cơ xơ hóa và đau mãn tính... cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Ngược lại, một người nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau 5 đến 15 phút đi ngủ thì chứng tỏ chất lượng giấc ngủ của họ tương đối tốt, phần nào chứng minh sức khỏe bình thường.
2. Ít mơ hơn và ít thức dậy giữa đêm
Một người sống thọ sẽ ngủ một mạch tới sáng, tinh thần thoải mái và giàu năng lượng. Ngược lại, người nhiều bệnh tật thường xuyên mơ và thức dậy giữa đêm. Nếu bạn thường xuyên mơ và phải thức dậy nhiều lần, thì bộ não và các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể thực sự được nghỉ ngơi, chất lượng giấc ngủ sẽ kém đi. Theo tờ Health, thức dậy giữa đêm có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể làm gián đoạn nhịp tim, làm giảm lưu lượng ô xy đến cơ thể.
Khi bạn ngủ ít, liên tục thức dậy giữa đêm, sự tập trung hoặc trí nhớ có vấn đề thì đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ.
3. Không ngáy
Một số người ban ngày quá mệt mỏi nên ban đêm sẽ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, nhưng nếu bạn ngủ ngáy mỗi đêm, tình trạng ngáy to đến mức người xung quanh bị mất ngủ thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh đường hô hấp, ngoài ra nếu bạn ngủ ngáy lâu ngày dễ gây thiếu oxy lên não, dẫn đến cao huyết áp và các bệnh tim mạch, mạch máu não. Từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.
4. Thời lượng ngủ vừa phải
Mọi người ở các độ tuổi khác nhau có yêu cầu khác nhau về thời gian ngủ, người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ một ngày, người cao tuổi nên ngủ ít nhất từ 6 đến 8 giờ.
Ngược lại, khoa học chứng minh ngủ càng nhiều càng dễ mắc bệnh. Một nghiên cứu của Đại học Keele (Anh), được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng cho thấy, nếu bạn ngủ nhiều hơn 7 hoặc 8 tiếng mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lý do bởi, khi thời gian ngủ quá nhiều sẽ làm giảm thời gian hoạt động thể chất tương ứng, từ đó làm tăng khả năng béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
5. Năng lượng khỏe khoắn sau khi thức dậy
Nếu là người khỏe mạnh, bạn sẽ thấy tinh thần khỏe khoắn, sảng khoái sau khi thức dậy. Nhưng nếu bị mất ngủ, ngủ ít thì khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy kiệt sức, thiếu sức sống, thiếu năng lượng.
Người sống thọ trước khi ngủ thường làm những việc gì?
Những người sống thọ thường rất coi trọng giấc ngủ cũng như thời điểm chuẩn bị đi ngủ. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ không bao giờ ăn đêm, hút thuốc, uống rượu, xem điện thoại mà sẽ duy trì một số thói quen vô cùng tốt bên dưới đây.
- Ngâm chân
Theo Đông y, bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể. Nếu trước khi đi ngủ bạn giữ thói quen ngâm chân bằng nước ấm 40 độ C hoặc thảo dược sẽ thông được kinh lạc, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất, tăng sức đề kháng...
- Xoa bụng
Trước khi đi ngủ mà thực hiện xoa bụng sẽ có tác dụng điều hòa lá lách, dạ dày và đường ruột, cải thiện chứng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày mãn tính...
- Uống một cốc nước trước 30 phút
Uống một cốc nước nhỏ trước khi ngủ 30 phút sẽ làm giảm độ nhớt của máu, đồng thời phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe20 phút trướcSau cuộc phẫu thuật 8 tiếng đồng hồ với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, kỹ thuật viên… nhằm cắt bỏ khối u xương khổng lồ với nguy cơ tử vong cao trên bàn mổ, chàng trai 19 tuổi đã phục hồi nhanh chóng và xuất viện sau 1 tuần.
-
Sức khỏe31 phút trướcĐói là cảm giác xuất hiện hàng ngày của chúng ta, cũng không ai thích bị đói. Tuy nhiên, việc đói đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội, nhiều người thương vongSức khỏe4 giờ trướcSau 10 ngày điều trị, Bệnh viện Bạch Mai sẽ làm thủ tục xuất viện cho nhiều nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào chiều nay.
-
Sức khỏe4 giờ trướcChuyên gia cho biết, thường xuyên làm điều này mỗi ngày có thể giúp bộ não 'trẻ hơn 30-50 tuổi'.
-
Sức khỏe4 giờ trướcViện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.
-
Sức khỏe7 giờ trướcChị em hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ăn uống của hoa hậu chuyển giới Hương Giang để giảm cân, giữ dáng, lại không phải lo cơ thể yếu ớt.
-
Sức khỏe7 giờ trướcBệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tới khám bệnh với biểu hiện rất nhiều tổn thương ung thư da, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cổ.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐây đều là những thực phẩm quen thuộc với người Việt, nhiều loại còn có sẵn trong gian bếp.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTheo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi đi lấy máu để đo đường huyết, nhiều người có chung câu hỏi: "Nên lấy máu ở ngón tay nào là chính xác nhất? Thông thường chúng ta thường dùng ngón trỏ, điều này có đúng không?".
-
Sức khỏe1 ngày trướcVụ ngộ độc bị nghi ngờ là do món cá mòi "nhà làm" tại một nhà hàng ở Bordeaux - Pháp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người hay vứt đi bộ phận này khi sơ chế cá, không ngờ nó lại ẩn chứa rất nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm cân khoa học là phải đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho các hoạt động cũng như không tác động tiêu cực tới sức khỏe.