Chỉ với một tờ giấy trắng, bạn sẽ biết mình có nguy cơ đột quỵ không: Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành 10 giây để tự kiểm tra

Có một số cách đơn giản để bạn có thể nhận biết được mình có nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai gần hay không.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường được coi là căn bệnh của người già, nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ và trung niên có xu hướng tăng. Các cuộc điều tra dịch tễ học cho thấy, cứ 2 giây trên thế giới sẽ có 1 người bị đột quỵ, mỗi người có 1/6 khả năng bị đột quỵ trong đời. Bạn có thể tự kiểm tra nguy cơ đột quỵ với một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà.

4 dấu hiệu có nguy cơ bị đột quỵ

1. Tầm nhìn mờ

Nếu cục máu đông chặn dây thần kinh thị giác và các mạch máu cung cấp cho mắt, nó sẽ khiến mắt bị mờ đột ngột, gây ra chứng rối loạn thị giác. Các vấn đề về thị lực nói chung thường xảy ra ở một bên mắt.

Chỉ với một tờ giấy trắng, bạn sẽ biết mình có nguy cơ đột quỵ không: Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành 10 giây để tự kiểm tra-1

Bệnh nhân cũng có thể bị mất tầm nhìn ở cả 2 mắt, hoặc không thể nhìn sang một bên. Điều này là do chức năng nhãn cầu và dây thần kinh thị giác còn tốt, nhưng thông tin đi vào não để xử lý lại bị hỏng.

2. Nói ngọng

Khi máu cung cấp cho não không đủ, chức năng của dây thần kinh lưỡi bị chèn ép sẽ mất đi, dẫn đến cơ lưỡi bị tê liệt, co bóp yếu, lưỡi không cân bằng, nghiêng về 1 bên. Nếu cơ lưỡi bị liệt, đầu lưỡi sẽ bị lệch sang một bên, biểu hiện là nói ngọng, huýt sáo ngắt quãng.

Khi cục máu đông bị tắc nghẽn trong "vùng biểu đạt ngôn ngữ", việc giao tiếp không thể trơn tru như bình thường. Triệu chứng này có thể có nhiều dạng: nói ngọng, nói khó hiểu, ấp a ấp úng…

3. Cánh tay bị tê liệt

Việc hạ cánh tay đột ngột một vật gì đó trên tay không hẳn cơ thể đã già yếu mà còn có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Về mặt giải phẫu thần kinh của não, vùng chi phối chức năng của chi trên rộng hơn vùng chi dưới. Do đó, khi não có vấn đề, tay dễ bị ảnh hưởng nhanh hơn chân. Khi bị tê cánh tay không rõ nguyên nhân, thậm chí không nhấc lên được, bạn nên đi khám sớm.

4. Yếu chi dưới

Yếu chi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ, nó cho thấy cục máu đông bị tắc nghẽn trong "vùng vận động" hoặc "vùng cảm giác" của não. Nói chung, yếu chi dưới do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường kèm theo tê và đau. Việc yếu chi dưới có thể thoáng qua nhưng nếu kéo dài 1-2 ngày, nghĩa là bệnh đã nghiêm trọng.

2 thao tác đơn giản để tự kiểm tra nguy cơ đột quỵ

Những người có nguy cơ đột quỵ cao thường xuất hiện 4 triệu chứng như trên. Do đó, họ rất khó để giữ thăng bằng, các chi trở nên yếu, đặc biệt là tay dễ bị run, lực yếu. 

Bác sĩ Vương Vịnh Quân, Phó chủ tịch Bệnh viện Thiên Đàn ở Bắc Kinh và bác sĩ Lý Hoan, trưởng khoa Thần Kinh tại Bệnh viện Liên kết thứ 6 của Đại học Tôn Trung Sơn đã gợi ý 2 cách tự kiểm tra nguy cơ đột quỵ chỉ với 1 tờ giấy trắng ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo như sau:

- 2 tay kẹp tờ giấy trắng

Chỉ với một tờ giấy trắng, bạn sẽ biết mình có nguy cơ đột quỵ không: Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành 10 giây để tự kiểm tra-2

Lấy một tờ giấy trắng, kẹp chặt một đầu của tờ giấy bằng ngón trỏ trái và ngón giữa, dùng tay phải nắm lấy đầu kia và kéo ra. Nếu tờ giấy trắng có thể dễ dàng kéo ra mà không cần dùng tay quá nhiều lực, điều này chỉ ra rằng có vấn đề với lực ở tay.

- Giữ tờ giấy trắng trên mu bàn tay

Chỉ với một tờ giấy trắng, bạn sẽ biết mình có nguy cơ đột quỵ không: Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành 10 giây để tự kiểm tra-3

Hai tay duỗi thẳng về phía trước, giơ ngang, rộng bằng vai, song song với mặt đất, các ngón tay gập lại, lòng bàn tay úp xuống. Nhờ người khác đặt tờ giấy trắng lên tay, nếu tờ giấy rơi xuống hoặc ngón út duỗi ra trong vòng 10 giây, chứng tỏ lực của tay có vấn đề.

Đột quỵ thường bắt nguồn từ các cục máu đông (huyết khối). Khi các cục máu đông hình thành trong não, tay là bộ phận dễ bị ảnh hưởng hơn chân. Nếu kích thước của huyết khối lớn khoảng 6-7mm, nó sẽ khiến cho động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn, có thể gây ra chứng giật cấp tính ở tay.

Khi huyết khối đang lớn dần, nó sẽ khiến cho tay bị tê và hoặc lực của cánh tay rất yếu, không thể cầm nắm đồ vật, cũng như đặt đồ lên trên như trong 2 bài kiểm tra với tờ giấy nói trên. Trong một số trường hợp, cánh tay bị yếu đột đột, nhưng sau đó trở lại bình thường. Tuy nhiên, mặc dù vậy bạn cũng cần cảnh giác với nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai.

Những cách để ngăn ngừa đột quỵ

- Ăn uống khoa học

Học cách ăn uống "thông minh", chẳng hạn như tránh ăn nhiều gan lợn, tim lợn, cua ghẹ có chứa nhiều cholesterol. Ăn nhiều khoai tây và chuối chứa nhiều kali có thể ổn định tâm trạng và bảo vệ mạch máu não. Đậu, ngô, lúa mì, táo, cà chua, tảo bẹ và nhiều loại rau xanh giàu magiê, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Chỉ với một tờ giấy trắng, bạn sẽ biết mình có nguy cơ đột quỵ không: Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành 10 giây để tự kiểm tra-4
Sau khi tự kiểm tra nguy cơ đột quỵ, bạn hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học. (Ảnh minh họa)

- Hạn chế uống rượu

Một lượng lớn rượu vào cơ thể sẽ tạo ra quá nhiều lipid peroxit, gây xơ vữa động mạch. Khuyến cáo rằng, lượng rượu hàng ngày của nam giới không vượt quá 25 gram và lượng rượu hàng ngày của phụ nữ không vượt quá 15 gram.

- Không hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động

Hút thuốc lá làm tăng độ nhớt của máu và kết tập tiểu cầu, dễ gây tắc nghẽn các cục máu đông trong mảng xơ cứng động mạch não.

- Tập thể dục vừa phải

Kiên trì thực hiện 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần hơn nửa tiếng, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ… để ra mồ hôi nhẹ. Nếu không tiện ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà. Yoga, các bài tập radio, Thái Cực Quyền, chạy tại chỗ, chống đẩy và các bài tập khác đều là những lựa chọn tốt.

- Hạn chế xúc động mạnh, tâm trạng tiêu cực

Cảm xúc hưng phấn đột ngột có thể kích thích thần kinh giao cảm hưng phấn, làm co các động mạch ngoại vi, huyết áp tăng cao đột ngột, những bệnh nhân có bệnh lý về mạch máu dễ bị vỡ mạch máu não và hình thành đột quỵ.

- Kiểm soát "3 cao"

Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu cần chú ý duy trì lối sống lành mạnh, không thức khuya, mệt mỏi quá độ, cần kiên trì uống thuốc đúng giờ và khám bệnh định kỳ. Ngoài ra, vào mùa đông lạnh giá, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch lớn nên khi ra ngoài phải chú ý giữ ấm. Những người có vóc dáng kém hoặc mắc bệnh mãn tính tốt nhất nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chi-voi-mot-to-giay-trang-ban-se-biet-minh-co-nguy-co-dot-quy-khong-du-ban-ron-den-dau-cung-nen-danh-10-giay-de-tu-kiem-tra-162211305101451326.htm

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.