- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kết quả khi không đưa điện thoại lên giường trong 2 tuần: Ai hay sử dụng thử 1 lần để biết
Những người có thói quen lướt facebook, kiểm tra email, đọc báo... trên điện thoại trước giấc ngủ đêm sẽ không thể bỏ qua bài viết này.
Những người có thói quen lướt facebook, kiểm tra email, đọc báo... trên điện thoại trước giấc ngủ đêm sẽ không thể bỏ qua bài viết này.
Dưới đây là một cuộc trải nghiệm 2 tuần hoàn toàn không mang điện thoại lên giường ngủ trong suốt thời gian ngủ vào ban đêm của một phụ nữ Mỹ. Và cô đã chia sẻ tiến trình cảm xúc của mình khi quyết "cai điện thoại trên giường ngủ" trên Prevention.
1. Bồn chồn và khó ngủ
5 đêm đầu tiên, tôi thường xuyên thức giấc vào giữa đêm khi mơ thấy mình bị mất chìa khóa, ví và kính mắt. Thay vì cầm điện thoại như trước, tôi phải tự nói với mình rằng phải cố ngủ tiếp. Vì tôi có thói quen kiểm tra email hoặc Instagram khi bất chợt tỉnh giấc vào lúc 3 giờ sáng.
Thật khó tin, sau đó tôi đã mơ 2 lần thấy mình kiểm tra điện thoại. Tỉnh dậy không có gì cả nên tôi vô cùng khó chịu.
2. Dần dần bớt căng thẳng
Kết thúc tuần đầu tiên, tôi nhận ra mình dần ít buồn bực và căng thẳng hơn vào buổi sáng ngủ dậy cũng như thời gian còn lại trong ngày.
Không có điện thoại báo những email khẩn cấp hoặc cập nhật thông tin từ phương tiện truyền thông tôi hạn chế tiếp nhận những thông tin gây lo lắng trong suốt chu trình giấc ngủ.
Email của khách hàng, những thông tin chấn động trên mạng xã hội... không còn là mối vướng bận giấc ngủ trong đêm.

3. Ngủ nhiều hơn
Khoảng thời gian và chất lượng giấc ngủ của tôi được cải thiện đáng kể trong quá trình thực hiện "cai điện thoại trong phòng ngủ". Điều này không có nhiều bất ngờ.
Nếu cầm lấy điện thoại mỗi khi thức giấc vào giữa đêm, rõ ràng bạn sẽ ngủ được ít hơn. Vì không có điện thoại nên tôi không thể kiểm tra email, thay vào đó sẽ phải cố ngủ tiếp.
Sau 2 tuần thử nghiệm, tôi thực sự có những giấc ngủ xuyên suốt đêm. Không những thế, giấc ngủ của tôi được phục hồi hơn cả mong đợi.
Chỉ sau vài ngày, não của tôi dần quen với mặc định đêm là để ngủ, không phải để nhìn chằm chằm vào điện thoại. Cuối cùng, lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi có thể ngủ ngon xuyên đêm mà không thức dậy giữa chừng.
4. Khỏe mạnh hơn
Trước đây, tôi luôn tự chẩn đoán mình mắc những căn bệnh nguy hiểm dựa vào những triệu chứng hay gặp. Trong suốt một thời gian dài, tôi không bao giờ nghĩ rằng: "Có thể mình bị cảm lạnh" mà thay vào đó nghĩ: "Mình bị sốt xuất huyết Dengue".
Chỉ vài ngày sau khi thực hiện "cai điện thoại trong phòng ngủ", tôi đã thấy sức khỏe của mình tất cả xuất phát từ thói quen nhìn màn hình điện thoại quá nhiều và thiếu nghỉ ngơi.
Ví dụ, trước đây, đôi mắt tôi luôn bị khô và rát, vì thế tôi nghĩ tôi sắp bị mù. Còn khi các ngón tay và cổ tay đau nhức, ý nghĩ mình bị viêm khớp luôn xuất hiện trong đầu.
Những triệu chứng trên biến mất chỉ sau vài ngày, những lo lắng thái quá về các vấn đề bệnh tật cũng không còn. Và tôi tự chẩn đoán mình bị viêm dây chằng do cầm điện thoại ở sai tư thế trong nhiều giờ liền mỗi ngày.

5. Làm việc tốt hơn
Sau vài ngày không trả lời email từ giường ngủ, tôi nhận thấy rằng không có gì xấu xảy ra. Công việc của tôi vẫn theo đúng tiến độ, sếp không hề phàn nàn và mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.
Ngủ ngon hơn giúp công việc của tôi hiệu quả hơn, tăng năng suất và giảm lỗi sai. Vì tâm trạng vui vẻ và phần chấn hơn, nên tôi cũng có những hành vi tốt hơn với đồng nghiệp. Tôi sẵn sàng giúp đỡ người khác, cười đùa với tất cả mọi người.
Hiểm họa khôn lường từ thói quen dùng điện thoại ban đêm
Hóa ra, để có một sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bạn cần phải tách biệt 2 thứ này rõ ràng. Dành tối thiểu 8 tiếng/ngày tách khỏi hoàn toàn chiếc điện thoại, thiết bị luôn mang công việc vào cuộc sống của chúng ta.
Thật ra, điều này rất dễ thực hiện, ai cũng làm được nếu hiểu được tác hại của thói quen sử dụng điện thoại trên giường ngủ.
Các nhà khoa học đã phát hiện ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại làm cho não ngừng sản xuất melatonin, khiến chu trình của giấc ngủ bị gián đoạn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Quy tắc hạn chế sự ảnh hưởng của điện thoại tới sức khỏe
- Không sử dụng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ.
- Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại.
- Điều chỉnh độ sáng của màn hình.
- Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe4 giờ trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe8 giờ trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe12 giờ trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.
-
Sức khỏe13 giờ trướcDứa là trái cây phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin A, B, C và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa cũng có nhiều axit gây hại men răng, nôn ói nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCác nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUng thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Việc uống bia lạnh tưởng tốt nhưng thực tế lại làm tăng nguy cơ mất nước.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM xác nhận một bệnh nhi tử vong đêm 31/5 với chẩn đoán lâm sàng mắc tay chân miệng.