- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không ăn đồ dầu mỡ nhưng mỡ máu vẫn sẽ tăng cao nếu “sở hữu” 5 yếu tố này
Có những yếu tố khiến mỡ máu tăng cao mà bạn không thể ngờ tới.
- 3 loại cá tốt cho người mỡ máu cao, ngừa bệnh tim: Có sẵn ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết công dụng
- Loại rau rất sẵn ở chợ Việt là "thuốc chống 6 bệnh ung thư tự nhiên”, làm sạch thận, hạ mỡ máu hiệu quả
- 6 loại nước là ‘thuốc bổ tim’ tự nhiên, giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Có sẵn ở Việt Nam nhưng nhiều người chưa tận dụng
Nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ hoặc lười vận động, béo phì mới khiến mỡ máu tăng cao. Tuy nhiên, 5 yếu tố dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng này nhưng may mắn là bạn hoàn toàn có thể thay đổi được chúng.
5 yếu tố làm tăng mỡ máu
Nhiễm trùng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc nhiễm các loại virus, vi khuẩn và mỡ máu cao. Ví như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” - LDL. Các loại vi khuẩn, virus khác như herpes và CMV (virus cytomegalo - gây ra các bệnh nhiễm trùng như thủy đậu) cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
Đã có bằng chứng cho thấy việc nhiễm trùng làm thay đổi quá trình chuyển hóa lipid trong tế bào.
Ngoài ra, việc tăng cholesterol “tốt” - HDL cũng không hoàn toàn có lợi đối với cơ thể. Cholesterol HDL có tác dụng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý. Chính vì thế, mức cholesterol HDL cao được cho là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch cho thấy cholesterol HDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Mỡ máu cao (Ảnh minh họa)
Mắc bệnh lý đường tiêu hóa
Khi “hàng rào” bảo vệ đường ruột bị tổn thương, các vi khuẩn có sẵn trong đường ruột sẽ tạo ra lipopolysaccharide (nội độc tố). Lipopolysaccharide có thể gây ra phản ứng miễn dịch và làm tăng cholesterol “xấu”.
Mắc bệnh cường giáp
Hormon tuyến giáp có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo. Các nghiên cứu cho thấy những người bị suy giáp có mức cholesterol “xấu” và toàn phần cao.
Nhiễm độc
Việc nhiễm các độc tố có thể dẫn tới sự gia tăng mỡ máu xấu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngộ độc thủy ngân có thể dẫn đến tăng cholesterol. Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy những con thỏ được tiêm bisphenol A sẽ bị tăng mỡ máu và mắc bệnh tim.
Ngoài những chất này, các hóa chất khác như thuốc trừ sâu, chất hóa học bắt chước estrogen cũng có thể gây ra vấn đề tương tự với mỡ máu.
Căng thẳng
Khoa học đã chứng minh những người mắc bệnh Cushing - một tình trạng mà cơ thể sản xuất quá nhiều hormone căng thẳng cortisol - thường bị tăng mỡ máu. Khi cơ thể bị căng thẳng, nồng độ cortisol cũng bị tăng lên và cũng sẽ có tác động tương tự với mỡ máu.
Làm thế nào để phát hiện mỡ máu cao?
Mỡ máu cao là yếu tố hàng đầu gây đau tim, đột quỵ (Ảnh minh họa)
Mỡ máu cao có thể dẫn tới nhiều tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ. Mỡ máu cao được cho là nguy hiểm vì bệnh thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào rõ ràng, nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã có các biến chứng.
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện mỡ máu cao. Bạn có thể xét nghiệm máu khi đi khám sức khỏe định kỳ. Theo Tờ Healthline, những người có tiền sử gia đình có người bị mỡ máu cao, người bị huyết áp cao, béo phì, hút thuốc lá cũng nên xét nghiệm máu định kỳ để tầm soát các rối loạn về mỡ máu.
Để ngăn ngừa mỡ máu cao, mọi người nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện, kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, tăng cường sức khỏe đường ruột, phòng ngừa nhiễm trùng, kiểm soát căng thẳng và dùng biện pháp bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc với các độc tố từ môi trường.
Theo Phụ Nữ Số
-
Sức khỏe6 giờ trướcĐi bộ là hoạt động tốt nhưng nếu đi bộ nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ, dưới đây là những tác hại của việc đi bộ quá nhiều.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhông ít ý kiến cho rằng “nạp” nhiều cơm vào cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do nhiều carbohydrate, vậy một ngày ăn mấy bát cơm là phù hợp?
-
Sức khỏe17 giờ trướcNam sinh vào cấp cứu vì đột ngột đau đầu dữ dội, 2 ngày sau, bác sĩ thông báo không còn khả năng cứu chữa.
-
Sức khỏe17 giờ trướcSau khi tắm, người đàn ông đột nhiên đau nhức, tay phải, chân phải yếu ớt. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân vỡ mạch máu não.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrước khi được cháu ruột hiến tạng, người đàn ông ở Lâm Đồng điều trị ung thư gan 2 năm nhưng không có tiến triển.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMá lúm đồng tiền được coi là nét duyên dáng, nhưng không phải ai cũng có. Nhiều người tin rằng nó mang lại phong thủy tốt và tìm đến phẫu thuật để tạo má lúm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMắc bệnh cao huyết áp mà không hay, lại thường xuyên chịu căng thẳng, cô gái 27 tuổi ở TPHCM suýt bị đột quỵ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcPhương pháp giảm cân bằng trứng luộc phổ biến từ nhiều năm trước, vậy nên ăn vào thời điểm nào để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLá lốt không chỉ được dùng trong nấu ăn, mà nó cũng là một trong những loại lá có thể nấu nước ngâm chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhờ lớp vỏ dày và khả năng chống chọi sâu bệnh tốt, một số loại quả như bơ, dưa hấu, dứa… ít nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBôi loại kem được chủ spa gần nhà cam kết hết mụn chỉ sau 3 ngày sử dụng, mặt cô gái trẻ chi chít mụn, thâm sạm, phải đến bệnh viện cầu cứu bác sĩ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSuy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ của nhiều người.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhiều người hay áp dụng các mẹo như uống trà gừng, ăn cháo trắng, bánh mì để giải rượu, vậy ăn trái cây có giúp giải rượu không?