Không dùng đồ nhựa, túi ni lông vì sợ độc nhưng người Việt lại đang "ăn" chì từ 1 thứ khác

Vì sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí, chúng ta không biết là đang sử dụng một thứ để gói thực phẩm mà có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc chì.

Vì sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí, chúng ta không biết là đang sử dụng một thứ để gói thực phẩm mà có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc chì.

Ấn Độ cảnh báo thực phẩm gói bằng giấy báo đang âm thầm đầu độc người dân

Tại Ấn Độ, tình trạng sử dụng giấy báo để gói thực phẩm rất phổ biến, đặc biệt thường thấy ở những quán hàng rong bên đường. Một mặt là vì tiện lợi và cũng là vì lợi nhuận, bởi người bán hàng tiết kiệm được một khoản tiền mua các loại hộp đựng an toàn hơn.

Thế nhưng, mới đây Cơ quan Tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) đã lên tiếng cảnh báo rằng những chất gây ung thư và vi khuẩn tồn tại trên các tờ báo đang dần dần độc đầu người dân địa phương.

"Hành vi gói thực phẩm trong các tờ báo không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt độc hại nếu thực phẩm đó đã được nấu chín", FSSAI phát lời cảnh báo.

Không dùng đồ nhựa, túi ni lông vì sợ độc nhưng người Việt lại đang ăn chì từ 1 thứ khác - Ảnh 1.

Hình ảnh gói món ăn bằng giấy báo xuất hiện khắp nơi trên các con phố ở Ấn Độ.

Theo đó, thực phẩm có thể bị dính mực in báo vốn rất nguy hiểm với sức khỏe con người, bởi mực in chứa rất nhiều chất có hoạt tính sinh học.

Giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm.

FSSAI nhấn mạnh, ngoài tác nhân hóa học, sự hiện diện của nhiều loại vi sinh vật gây bệnh trong các tờ báo cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.

Cơ quan này còn cảnh báo rằng người già, thanh thiếu niên, trẻ em và những người bị mắc các bệnh liên quan đến nội tạng hoặc hệ miễn dịch sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao nếu họ thường xuyên ăn các thực phẩm được đóng gói trong báo giấy.

FSSAI đã chỉ đạo các bộ phận an toàn thực phẩm ở các bang và vùng lãnh thổ thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc không nên sử dụng báo giấy để đóng gói, đựng hoặc bảo quản thực phẩm.

Những bằng chứng khoa học "tố cáo" giấy báo gói thực phẩm cực độc

Giấy báo chứa nhiều chất độc, trong đó có chì

Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cho biết ngoài chứa các nguyên tố kim loại nặng như chì, thép crôm, cát-mi-um, thủy ngân, mực in có loại chất độc gọi là PCBs (Polychlorinated Biphenyls) cùng những chất dung môi hữu cơ độc hại như ethanol, isopropanol, toluen...

Không dùng đồ nhựa, túi ni lông vì sợ độc nhưng người Việt lại đang ăn chì từ 1 thứ khác - Ảnh 2.

Mặc dù khi được làm khô, các độc tố này sẽ giảm bớt khả năng gây hại nhưng dư lượng còn sót lại vẫn tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.

Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như không bị oxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể, chất này sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó bị thải ra ngoài.

Theo các nhà nghiên cứu, cứ 1kg giấy sách báo chứa 0,1 - 1mg chất độc của chì. Và người đó bị nhiễm chì nếu cơ thể chứa khoảng 0,5 - 2m.

Lúc đó, biểu hiện nhiễm độc là phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn...

Khi gặp nhiệt độ cao từ những thực phẩm nóng, chì còn nguy hiểm hơn nữa. Nhiễm độc chì có thể gây biến đổi gen của tế bào, tác động đến quá trình di truyền của cơ thể.

Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu...

Giấy báo chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm

Nhìn các món ăn được gói bằng giấy báo có vẻ sạch sẽ nhưng ít ai biết nguy cơ nhiễm khuẩn từ các tờ giấy này.

Hành trình di chuyển của những tờ giấy báo là đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo, qua tay người đọc, rồi đến các nhà thu mua phế liệu, đồng nát sau đó mới đến tay của những người bán hàng.

Hơn nữa, tờ báo người ta thường sử dụng kê đồ ăn đa số là báo cũ, là nơi có nhiều vi khuẩn nguy hiểm.

Thông thường, tính thấm hút của báo khá mạnh nên vi khuẩn dễ lưu lại trên bề mặt tờ báo. Người xem tờ báo càng nhiều thì vi khuẩn bám vào bề mặt tờ báo càng nhiều.

Không dùng đồ nhựa, túi ni lông vì sợ độc nhưng người Việt lại đang ăn chì từ 1 thứ khác - Ảnh 3.

Không chỉ nhiễm chì, ăn thực phẩm bọc trong giấy báo là bạn đang mang vi khuẩn vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, giấy in chữ được bán cân, rẻ tiền nên được người dân sử dụng phổ biến, nhưng loại giấy này không thuộc nhóm giấy sử dụng để bao gói thực phẩm.

Giấy màu đã in rồi, dù là tờ quảng cáo, sách vở, tờ lịch... đều được sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm).

Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này, vô hình trung người tiêu dùng tự "rước" chất độc (chì) vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng.

Thay vì sử dụng giấy báo, hãy gói thực phẩm bằng các loại lá

Không dùng đồ nhựa, túi ni lông vì sợ độc nhưng người Việt lại đang ăn chì từ 1 thứ khác - Ảnh 4.

Thời xưa, ông cha ta thường sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm. Và ngày nay, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo đây được xem là cách vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường nhất.

Lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen... có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và rất dễ bị phân hủy trong đất.

Các loại lá này rất sạch, có mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn, bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước, do đó, chỉ cần rửa qua, lau sạch là có thể dùng để bao gói thực phẩm, rất an toàn.

Nên phơi nắng lá cho héo thì khi gói ít để không khí lọt qua khi gói chả, nem, bánh...

Theo Trí Thức Trẻ



đựng thức ăn

đồ nhựa

túi nilon

hộp xốp

Bảo quản thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.