- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ăn uống hợp vệ sinh mà vẫn cứ bị tiêu chảy, hóa ra nguyên nhân lại đến từ một vật dụng quen thuộc mà hầu như nhà ai cũng có
Theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát là một vật dụng vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình. Thông thường mọi người có thói quen xài một miếng bọt biển lâu vì nó chưa cũ cũng như chưa bị hao mòn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát - ổ vi khuẩn tiềm ẩn
Miếng bọt biển rửa chén mà nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và vi trùng gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa).
Mới đây, Bộ Y tế Cộng Đồng của Malaysia đã đăng tải lên facebook lời cảnh báo về việc miếng bọt biển "bẩn" như thế nào sau một thời gian sử dụng. Theo đó, miếng bọt biển mang trong mình rất nhiều vi khuẩn như Acinetobacter, Moraxella, Escherichia coli (E.coli) và thậm chí cả nấm. Đây đều là những loại vi khuẩn gây ra bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Vi khuẩn acinetobacter được biết đến là một loại vi khuẩn có khả năng đề kháng với kháng sinh rất mạnh, nó là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh viện làm nhiều rất nhiều người tử vong.
- Vi khuẩn Moraxella là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phổi ở trẻ em.
- Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng và sốt. Ngoài ra, vi khuẩn E.coli còn thông qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, thận, não khiến bệnh nhân có thể tử vong. Chưa kể, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não.
Trong miếng bọt biển rửa bát có chứa vi khuẩn E.coli khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng và sốt (Ảnh minh họa).
- Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt và ấm áp. Khi hít phải nấm mốc, cơ thể bạn sẽ có phản ứng tương tự như hít phải bụi hay phấn hoa, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn,... Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin - gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật.
Mọi người thường nghĩ rằng cứ giặt miếng bọt biển bằng nước rửa chén là đã sạch, nhưng đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vi trùng vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã ngâm miếng bọt biển trong nước rửa chén.
Do đó, tốt nhất bạn nên thay miếng bọt biển rửa bát mỗi tuần hoặc hai tuần là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch miếng bọt biển rửa bát thường xuyên bằng cách: Một là đun sôi miếng bọt biển trong 5 phút. Hai là cho miếng bọt biển vào trong một bát nước và để vào lò vi sóng hâm nóng trong 2 phút.
Tuy nhiên, dù vệ sinh miếng bọt biển hàng ngày, bạn vẫn nên thay miếng mới khi đến hạn định hoặc khi nó có mùi.
Theo Nhịp Sống Việt
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 giờ trướcBản tin 18h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới, trong đó 12 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 4 ca nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca) và Đồng Tháp (1 ca).
- Sức khỏe4 giờ trướcDưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
- Sức khỏe8 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe9 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe11 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe13 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe22 giờ trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 ngày trướcBản tin 18h ngày 26/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 5 ca mắc mới COVID-19, trong đó 4 ca ghi nhận tại Hải Dương; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đồng Tháp