- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mỗi người dành 1/3 cuộc đời để ngủ: Nhưng thường xuyên ngủ vào 3 thời điểm này thì chính là đang tự rút ngắn tuổi thọ của mình
Có 3 thời điểm trong ngày không nên ngủ, bạn có biết đó là gì không?.
- Cứ ăn cơm no lại buồn ngủ không chỉ liên quan đến thiếu máu não mà còn là dấu hiệu của 4 căn bệnh nghiêm trọng này, bạn cần hiểu rõ
- Những thói quen trước khi ngủ khiến phụ nữ già nhanh rõ rệt chỉ sau 1 đêm, sức khỏe cũng bị suy giảm đáng kể
- Người gan kém thường có 3 biểu hiện đặc trưng khi đi ngủ, mong rằng bạn không xuất hiện bất kỳ cái nào
Nghiên cứu cho thấy mỗi người dành 1/3 thời gian trong đời chỉ để ngủ, điều này phần nào chứng minh giấc ngủ có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống và sức khỏe. Ngủ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, giúp cải thiện sức khỏe tâm thần, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư...
Tuy vậy, không phải ngủ lúc nào cũng là tốt. Người Trung Quốc xưa có câu: "Ngủ 3 thời điểm này, mạng mỏng hơn giấy", câu này ý muốn nhấn mạnh đến 3 kiểu ngủ mà con người không nên phạm phải. Ngủ như vậy không chỉ không tốt cho quá trình giải độc mà còn gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Vậy thì 3 thời điểm không nên đi ngủ đó là gì?.
3 thời điểm nguy hiểm không nên đi ngủ
1. Ngủ ngày, thức đêm
Trong xã hội ngày nay, có nhiều người vì yêu cầu công việc nên phải chấp nhận ngủ ban ngày, thức ban đêm để làm việc, điều này về lâu dài không tốt cho sức khỏe. Người ngủ ngày, thức đêm sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ dù ban ngày đã ngủ rất nhiều, đồng thời họ sẽ lão hóa rất nhanh, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp thói quen thức đêm vào danh sách "có thể gây ung thư cho con người" để nhắc nhở mọi người về những nguy cơ tiềm ẩn của việc làm việc ban đêm.
Vào tháng 3 năm 2021, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Washington tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng việc thức đêm sẽ làm hại DNA, ảnh hưởng đến việc sửa chữa tế bào, đồng thời tăng nguy cơ ung thư.
2. Ngủ ngay sau khi ăn
Thời điểm thứ hai mà một người không nên ngủ là ngay sau khi ăn. Giấc ngủ sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể giảm công suất hoạt động, cũng vì thế mà thức ăn sẽ không tiêu hóa hết được. Sau một đêm "đọng" lại trong bụng, thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại dạ dày và ruột.
Nguy hiểm hơn, thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ gây ra cảm giác nóng rát trong miệng và cổ họng, lâu dài có thể hình thành nên các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Khi đói bụng
Bỏ bữa tối để giảm cân là thói quen mà nhiều cô gái đang có. Đi ngủ trong trạng thái đói bụng sẽ làm cơ thể bị suy kiệt, gây đau dạ dày, đồng thời cũng làm hại cho não bộ.
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota (Mỹ) cũng chứng minh được nhiều tác hại của việc nhịn ăn tối như kiệt sức, suy nhược và trầm cảm. Bởi khi thức dậy, cơ thể không có năng lượng thì tâm trạng cũng trở nên chán chường và không muốn làm gì. Ngoài ra họ cũng khuyên rằng, giảm cân cần phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý chứ không phải nhịn ăn là được.
Khi cảm thấy đói bụng, bạn nên uống một cốc nước ấm, ăn sữa chua hay ăn một vài miếng trái cây... rồi mới nghĩ đến việc đi ngủ.
Tiêu chuẩn cho một giấc ngủ ngon là gì?
Nhiều người vẫn chưa hiểu thế nào là ngủ ngon, cứ nghĩ rằng hễ cứ lúc nào buồn ngủ thì lên giường ngủ là được. Trên thực tế, có 3 tiêu chí để đánh giá giấc ngủ của bạn có đủ chất lượng hay không, bao gồm:
- Thời gian chìm vào giấc ngủ trong vòng nửa tiếng.
- Bạn không bị tỉnh giấc giữa đêm trong khi ngủ.
- Bạn có thể ngủ 85% thời gian trên giường thay vì dùng điện thoại hay làm những việc khác.
Nếu giấc ngủ của bạn có thể đáp ứng các điều kiện này, điều đó có nghĩa là chất lượng giấc ngủ của bạn rất tốt, cơ thể bạn cũng rất khỏe mạnh, và nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nếu chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì bạn phải chú ý điều chỉnh lại giấc ngủ của mình.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Sức khỏe17 phút trướcTrong lúc đang đứng nấu cơm, người phụ nữ thấy đau nhói ở chân. Nhìn xuống dưới, bà phát hiện con rắn đang bò.
-
Sức khỏe40 phút trướcTại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong
-
Sức khỏe1 giờ trướcSau cuộc phẫu thuật 8 tiếng đồng hồ với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, kỹ thuật viên… nhằm cắt bỏ khối u xương khổng lồ với nguy cơ tử vong cao trên bàn mổ, chàng trai 19 tuổi đã phục hồi nhanh chóng và xuất viện sau 1 tuần.
-
Sức khỏe1 giờ trướcĐói là cảm giác xuất hiện hàng ngày của chúng ta, cũng không ai thích bị đói. Tuy nhiên, việc đói đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội, nhiều người thương vongSức khỏe4 giờ trướcSau 10 ngày điều trị, Bệnh viện Bạch Mai sẽ làm thủ tục xuất viện cho nhiều nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào chiều nay.
-
Sức khỏe5 giờ trướcChuyên gia cho biết, thường xuyên làm điều này mỗi ngày có thể giúp bộ não 'trẻ hơn 30-50 tuổi'.
-
Sức khỏe5 giờ trướcViện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.
-
Sức khỏe8 giờ trướcChị em hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ăn uống của hoa hậu chuyển giới Hương Giang để giảm cân, giữ dáng, lại không phải lo cơ thể yếu ớt.
-
Sức khỏe8 giờ trướcBệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tới khám bệnh với biểu hiện rất nhiều tổn thương ung thư da, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cổ.
-
Sức khỏe21 giờ trướcĐây đều là những thực phẩm quen thuộc với người Việt, nhiều loại còn có sẵn trong gian bếp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi đi lấy máu để đo đường huyết, nhiều người có chung câu hỏi: "Nên lấy máu ở ngón tay nào là chính xác nhất? Thông thường chúng ta thường dùng ngón trỏ, điều này có đúng không?".
-
Sức khỏe1 ngày trướcVụ ngộ độc bị nghi ngờ là do món cá mòi "nhà làm" tại một nhà hàng ở Bordeaux - Pháp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.