“Bây giờ ở phố thì thiếugì thứ gì mà cứ phải vác lên cho khổ. Mà sao trứng đầy rơm thế này? Rau khô emkhông dám ăn đâu. Phơi rau ở sân đầy đất bụi không chừng còn có cả ruồi nhặngnữa ấy…”, vợ anh nhìn mấy đùm, túi anh mang lên như thể có dịch hạch trong đó.
Vừa nhác thấy bóng bố, cu Tũn reolên: “A! Bố đã về Tũn rồi!”. Hơn 10 ngày trời không được gặp bố, cu Tũn thấyCông từ quê ra sau dịp Tết liền vứt đồ chơi xuống, chạy nhanh về phía anh. Thảo- vợ anh thấy thế vội ngăn thằng bé lại: “Kìa Tũn, để cho bố cất đồ, còn nghỉngơi nào! Mẹ rửa tay chân cho Tũn rồi đấy nhé!”.
Thằng bé chưng hửng nhìn mẹ rồinhìn sang Công. Vợ anh nói con rồi quay sang nhìn vào túi hành lý mà có lẽ còndính bụi đường của anh đầy vẻ nghi ngờ. Một ánh nhìn hình như không có chỗ chohai từ “chào đón”: “Anh đã ra rồi! Anh để đồ đạc đó em cất rồi mau rửa tay chân,thay đồ rồi vào dùng cơm cho nóng nhé!”.
Chẳng biết vô tình hay hữu ý màtrên tay Thảo đã đeo sẵn găng tay. Nàng xách đồ, cố ý không để cho túi đồ chạmvào người mình. Anh nhìn theo thoáng buồn. Có gì đâu! Dăm ba bộ quần áo, còn lạilà quà quê mọi người ở nhà gửi ra.
Công và Thảo lấy nhau đã được 5năm. Vợ anh là người thành phố, quen được chiều chuộng trong cuộc sống sung túctừ nhỏ. Còn anh, anh là đứa con của một miền quê nghèo lam lũ, quanh năm ngườidân chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nhưng cái duyên cái số đưa họđến với nhau, rồi thành chồng thành vợ trong một căn nhà xinh xinh nơi phố thịphồn hoa.
![]() |
Quê nhà thì xa xôi. Đànhrằng phương tiện đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều nhưng do đặc thùcông việc bận rộn nên hai vợ chồng cả năm chỉ có dịp Tết là về được quê.Thế nhưng mang tiếng về làm dâu của bố mẹ anh mà 5 năm nay vợ anh mới vềquê chồng được 2 lần. Năm thì vừa sinh con xong. Năm thì không chịu đixe khách trong cái cảnh nhồi nhét. Lúc đầu anh thông cảm với vợ nhưngcàng về sau anh nhận ra vợ anh chỉ tìm cách để viện lý do không phải...“về làm dâu”. Vợ anh không về thì anh thấy có lỗi với bố mẹ, anh em.Nàng về thì anh chỉ muốn “chui” xuống đất cho đỡ ngại với họ hàng.
Quen thói thành phố, về quê nàngchẳng chịu động tay động chân tới việc gì cả. Vào bếp củi ngồi đun có một lát mànàng kêu là nhếch nhác, sợ hỏng bộ móng mới vẽ, mặt lại lên mấy cái mụn rồi thìsợ chuột, sợ gián.
Con dâu cả năm mới về một lần nênbố mẹ anh vốn lành như đất cũng chẳng yêu cầu làm gì cả. Bố mẹ thương nên bảomấy đứa dâu thứ, dâu út chịu khó làm giúp cho chị vì chị ở phố nên không quen.Nói ra thì bảo anh xét nét, gia trưởng. Như người ta thì có mấy ngày Tết chứnhiều nhặn gì thì lăn vào mà phụ giúp mẹ chồng với các em. Ở nhà quê, ngày Tếtlại sinh lắm việc, thêm nữa làm cùng nhau lại gắn bó tình cảm gia đình. Đằngnày… Được bố mẹ chồng chiều, mùng 1 Tết, trong khi mẹ với các em dâu thì lụi hụitrong bếp sắp cỗ thì nàng vẫn say giấc nồng. Mọi việc xong xuôi cả nàng mới uểoải dậy.
Cái thói tiểu thư thành phố ấylàm anh muối mặt với mọi người. Tết năm nay, vợ anh lại kêu mệt, không chen đượcxe. Cu Tũn cũng không cho về. Anh về quê một mình. Tết ra, người cho bơ lạc,người cho bơ đậu, người cho đùm rau khô, người cho chục trứng,… gọi là quà quê.
“Bây giờ ở phố thì thiếu gì thứgì mà cứ phải vác lên cho khổ. Mà sao trứng đầy rơm thế này. Rau khô em khôngdám ăn đâu. Phơi rau ở sân đầy đất bụi không chừng còn có cả ruồi nhặng nữa ấy”,vợ anh nhìn mấy đùm, túi anh mang lên như thể có dịch hạch trong đó. Rồi nhắcanh: “Thôi, anh không thay đồ còn ăn cơm” khi thấy anh thở dài.
Bữa cơm dọn ra đầy đủ và thịnhsoạn. Chờ bố vào bàn ăn, cu Tún hớn hở hỏi: “Bố Công ơi! Còn quà của Tũn đâu?”.Anh lần mò lôi trong túi ra một món đồ: “À! Ông nội tỉ mẩn làm cho cu Tũn contrâu gỗ đây này!”. Thằng bé gieo lên vui sướng. Vợ anh nghiêm nét mặt lại: “Tũn!Đến giờ ăn cơm rồi! Con hư quá! Trâu với nghé cái gì!”.
Câu nói của vợ làm thằng bé sợsệt vội bỏ con trâu gỗ xuống. Vợ anh nhìn chằm chằm vào con trâu gỗ. Không hiểusao anh lại có cái cảm giác vợ anh đang tính xem ở đó tích tụ bao nhiêu vi trùngvi khuẩn từ bùn, từ đất, từ rơm rạ, từ cái miền quê nghèo khốn khó ấy có thể lâybệnh cho thằng bé. Bữa cơm đó, anh kêu mệt rồi lên phòng.
Cái lạnh sau những ngày Tết vẫnđang bủa vây. Những ánh đèn nhấp nhoáng còn rơi rớt cái không khí Tết - phố xá.Mà đâu! Hà Nội lúc nào chẳng nhộn nhịp!
Anh nghĩ về mấy món quà quê.Thương quá! Ngơ ngác lên phố làm gì để rồi có khi bị hắt hủi? Anh nghĩ về mẹ, vềcha, về năm tháng ấu thơ, về cuộc sống hiện tại đầy đủ tiện nghi, về người vợphố thị của anh…Thế nào là hạnh phúc? Hình như anh thiếu gì đó. Một cảm giác hụthẫng làm anh chới với.
Theo PLXH