Danh tính của "em bé vô danh" trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm

Bằng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vào năm 2008, "em bé vô danh" cuối cùng được xác định danh tính.

Gần 100 năm trước, thảm kịch Titanic đã trở thành một trong những thảm kịch tàn khốc nhất khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Những câu chuyện xung quanh con tàu tử thần này vẫn gây nhiều ám ảnh và nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 

Trong số 333 thi thể được tìm thấy thì thi thể của một em bé hơn 1 tuổi đã gây ám ảnh với dư luận. Em bé xấu số được tìm thấy khi đang trôi nổi gần hiện trường vụ chìm tàu và trên người em không mặc áo phao. Việc xác định danh tính của đứa trẻ đã phải trải qua gần 1 thế kỷ và điều bất ngờ nhất là mọi thứ được giải đáp lại nhờ vào một đôi giày cũ.

5 ngày sau khi con tàu Titanic chìm trong biển nước lạnh giá của Đại Tây Dương, thi thể của một em bé đã được chôn cất cùng với khoảng 150 nạn nhân khác tại một nghĩa trang ở Halifax, Nova Scotia. Tấm bia mộ của đứa trẻ đáng thương được khắc với dòng chữ: “Tưởng nhớ một đứa trẻ vô danh được tìm thấy sau thảm họa tàu Titanic ngày 15/4/1912”.

Danh tính của em bé vô danh trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm-1Thảm kịch tàu Titanic đã lấy đi sinh mạng của 1.500 người.

Danh tính của em bé vô danh trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm-2Bia mộ của "em bé vô danh".

Kể từ đây, em bé được gọi tên là "em bé vô danh". Em không chỉ trở thành biểu tượng đầy tang thương sau thảm họa Titanic năm 1912 mà đứa bé này cũng là trường hợp tiêu biểu cho việc sai sót DNA trong lịch sử.

Vào năm 2001, mộ của "em bé vô danh" đã được khai quật. Tại đây, họ đã thu được mảnh xương cánh tay và 3 chiếc răng của đứa trẻ. Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những chiếc răng của em bé và so sánh với mẫu DNA thu được từ những người họ hàng của cả 6 cậu bé dưới 3 tuổi đã chết trong vụ đắm tàu.

Cuối cùng kết quả chọn lọc cho 2 kết quả là bé Eino Viljami Panula, 13 tháng tuổi và bé Sidney Leslie Goodwin, 19 tháng tuổi. Dựa trên một số kết quả khác, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, "em bé vô danh" ấy có thể là Eino Viljami Panula, 13 tháng tuổi. Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đó.

Danh tính của em bé vô danh trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm-3Chiếc giày đã giúp tìm ra sự thật.

Clarence Northover, một trung sĩ cảnh sát Halifax vào năm 1912 đã giữ một chiếc giày trẻ em sau khi ông nhận nhiệm vụ bảo vệ các thi thể và một số đồ đạc, quần áo của nhiều nạn nhân trên con tàu Titanic. Vì không thấy thân nhân nào đến nhận lại, ông Northover đã cất giữ chiếc giày nhỏ bé cẩn thận trong ngăn kéo của mình tại đồn cảnh sát. Sau khi ông qua đời, cháu trai của ông đã tặng nó cho Bảo tàng Hàng hải Đại Tây Dương ở Halifax.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chiếc giày và kết quả cho ra thật bất ngờ. Chiếc giày này quá lớn so với một đứa bé 13 tháng tuổi và nó được sản xuất tại Anh, trong khi bé Eino Viljami Panula là người Phần Lan. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định xem xét lại mẫu DNA của "em bé vô danh".

Bằng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vào năm 2008, "em bé vô danh" cuối cùng được xác định  danh tính sau khi có được kết quả xét nghiệm tại Phòng thí nghiệm Nhận dạng DNA của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ ở Maryland. Đứa trẻ ấy tên là Sidney Leslie Goodwin, 19 tháng tuổi, con trai út của Frederick và Augusta Goodwin.

Danh tính của em bé vô danh trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm-4Hình ảnh về Sidney Leslie Goodwin.

Danh tính của em bé vô danh trong vụ chìm tàu Titanic được hé lộ nhờ chiếc giày nhỏ trong viện bảo tàng sau gần 100 năm-5Gia đình nhà Goodwin.

Cặp vợ chồng này cùng 6 người con từ Anh dự định đến Niagara Falls, New York với mục đích bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên, đến phút cuối, gia đình họ thay đổi lịch trình đổi vé hạng hai ở tàu SS New York để lấy vé hạng ba trên tàu Titanic. Họ thậm chí còn hy vọng rằng số tiền tiết kiệm được từ việc đổi vé sẽ giúp họ có một khởi đầu tốt hơn khi đến Mỹ.

Tuy nhiên, cuối cùng cả gia đình đều bỏ mạng trên con tàu Titanic được mệnh danh là "không bao giờ chìm" trong thảm kịch hàng hải năm 1912. Sidney Leslie Goodwin là thành viên duy nhất trong gia đình được tìm thấy thi thể và xác định được danh tính. Bia mộ của cậu bé Sidney Leslie Goodwin được gia đình giữ nguyên dòng chữ "em bé vô danh" vì họ cho rằng đứa trẻ là đại diện cho tất cả những trẻ em đã thiệt mạng trên con tàu Titanic. 

Trong khi đó, cậu bé Eino Viljami Panula, 13 tháng tuổi bị nhầm với Sidney Leslie Goodwin thì cùng mẹ và 4 người anh trai dự định đi đến Pennsylvania để gặp người cha. Tuy nhiên cả gia đình không thể đoàn tụ với nhau khi 6 thành viên đều thiệt mạng. Thi thể của bé Eino Viljami Panula mãi mãi không được tìm thấy.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/danh-tinh-cua-em-be-vo-danh-trong-vu-chim-tau-titanic-duoc-he-lo-nho-chiec-giay-nho-trong-vien-bao-tang-sau-gan-100-nam-162201209000551832.htm

tàu Titanic


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.