Những người đã từng một lầnnếm qua đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua củanhững “tín đồ” quán lề đường.

Dày công người làm

Món ăn làm từ những nguyên liệuđơn giản nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng công phu. Tôm, thịt ba rọi đượcthái nhỏ rồi đem xay nhuyễn cho gia vị vào cối lớn giã lần nữa cho gia vị thấmchặt vào nhau. Bánh tráng mỏng cắt thành miếng nhỏ, đều nhau. Cho một chút nhânvào giữa, trét thịt đều chung quanh gói lại như gói bánh trưng. Nhân được giãquyện dính chặt vào mảnh bánh tráng, giữ cho miếng bánh được thành hình mà khôngcần gói ghém.

Gói thành hình chữ nhật, xiên vàoque khi nướng lên có màu đỏ cam trông xa như những tép pháo ngày tết. Sau đótừng que được cho trần sơ qua một lớp dầu vừa nóng tới. Chú ý không trần qua dầusôi vì như thế sẽ làm bánh phồng lên, mau cháy, dễ vỡ và đánh mất vị thơm ngọtban đầu.

Thơm lừng chả lụi miền Nam

Chả lụi nướng trên than hồng.

Công đoạn nướng bánh cũng khôngkém phần quan trọng. Cái nồi be bé, xinh xinh được tận dụng làm chiếc “lò nướng”vừa giữ cho than lâu tàn lại vừa tầm cho người nướng có thể linh hoạt di chuyểnđến từng lò một. Than sau khi được nhen bên ngoài cho hừng được gắp vào bêntrong “lò”, đặt bên trên tấm vỉ nướng vài ba que xiên, trở thật đều tay để vừabảo đảm cho nhân vừa chín bên trong lại giòn vừa bên ngoài để không đánh mất đivị ngọt, béo tự nhiên.

Tôm dùng làm bánh không đòi hỏiphải thật to, chỉ cốt tươi để lưu lại vị ngọt . Tôm được giữ nguyên vỏ và giãsơ, giúp nhân vừa có vị ngòn ngọt của thịt tôm, vừa giữ được cảm giác giòn giòntừ vỏ. Vị béo của thịt ba rọi quyện với vị ngon thanh tự nhiên của tôm cũng đủđể bạn “say” trong hương vị.

Rau xanh là món không thể làmthiếu trong mọi “bữa tiệc dầu mỡ”, giúp xóa đi cái béo ngậy khiến người ăn phátngán, “hút ẩm” dầu mỡ một cách hiệu quả giúp thực khách thỏa thuê thưởng thứcmón ăn mà không ngại béo. Rau sống các loại thật tươi, được rửa sạch, ngắt đoạn,để ráo, bày lên dĩa. Dưa leo và khế gọt bỏ rìa và lõi bào từng thớ to bản.

Nước mắm có thêm đậu phộng xaynhuyễn nên có vị bùi bùi rất thơm ngon, ăn kèm một chút ớt thì hết xảy. Cà chuaxay pha với nước mắm đường cho vị chua và sắc đỏ hồng tự nhiên. Vị chua nhạt củacà chua với nước cốt me nước đường nấu để nguội cho thêm nước mắm pha vừa ăn, vịngọt có phần “lấn lướt” đúng với cái tính “hảo ngọt” của người miền Trung.

Thơm lừng chả lụi miền Nam

Món chả lụi chỉ nhìn đã thấy ngon.

Thế là đã có đủ “hỉ, nộ, ái, ố”,một bữa tiệc màu sắc và hương vị được dọn ra. Màu trắng của bánh tráng mỏng, gamxanh của rau, quả, màu cam của nước mắm, đỏ vàng của những cuốn chả, hòa trộnvào nhau tạo nên một món bánh tuyệt cú mèo. Đan hai que chả vào nhau,một taygiữtay kia dùng sức tuốt những miếng chả nhỏ ra dĩa cách cuốn bánh cũng giốngnhư cách người ta ăn chả cuốn vậy. Lấy miếng bánh tráng được cắt làm tư bày trêndĩa cho 2 - 3 cuốn chả lụi nhỏ vào, cho chút rau sống, đôi ba miếng dưa leo,hoặc cả khế tùy vào khẩu vị từng người. Cuốn chặt, vừa miệng chấm với nước mắmđậu phộng thì khỏi chê.

“Chả lụi” - cái tên kì lạ?

“Chả lụi” ăn hay hay, ăn chơi chứchẳng làm người ta no bao giờ. Chính cái tên gọi ngồ ngộ ấy đôi lúc khiến ngườithưởng thức phì cười tự hỏi : Ai lai đặt cho nó cái tên “xấu lạ” đến thế?

“Lụi” là phương ngữ dùng để chỉcách dùng chiếc que được vót từ thanh tre nhỏ, nhọn hoắt để xiên qua từng thớbánh be bé rồi đem nướng trong lửa hồng.

Hay “lụi” ngay trong cái cách lígiải ngây ngô của tụi con nít xóm chài. Theo tụi nó chắc do hồi đó nghèo chưa cónhiều tôm và thịt như bây giờ, mấy gia đình ven biển mới nghĩ ra cách tận dụngnhiều món có sẵn trong nhà như tôm, tép hay lấy thịt cá hấp cho vào giã chunglàm nhân cũng cực ngon và đầy biến tấu.

Chả lụi cái món ăn dân dã ấykhông phải nơi nào cũng có. Nếu đếm kĩ thì chắc cũng chỉ độ vài nơi như BìnhThuận, Đồng Nai và cả Huế nữa.

Theo Zing