- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Giáo dục trả lời về dạy tiếng Nga, Trung Quốc từ lớp 3
Tối 22/9, Bộ GD&ĐT có văn bản giải đáp thắc mắc của dư luận liên quan dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông.
Mới đây, thông tin từ hội nghị trực tuyến về Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT tổ chức cho biết lộ trình: Đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc giảng dạy hệ 10 năm từ năm 2017.
Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng thời đại hội nhập cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông là lạc hậu.
Ý kiến khác chia sẻ học sinh hiện phải học quá nhiều ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT nên chú tâm nâng cao trình độ tiếng Anh.
Về kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ GD&ĐT cho biết ngoại ngữ thứ nhất là bắt buộc.
Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ nhất.
Năm 2011, Bộ trưởng GD&ĐT ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai, tùy nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.
Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.
Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.
Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, THCS, THPT đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.
Tóm lại, Bộ GD&ĐT khẳng định hiện tại, 3 thứ tiếng là ngoại ngữ một gồm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Theo lộ trình, sắp tới, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga được thêm vào nhóm một theo quyết định được ban hành năm 2006.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ngoại ngữ nào là thứ nhất tùy thuộc điều kiện, nhu cầu của địa phương chứ Bộ không quy định cứng.
Học sinh tại Hà Nội học tiếng Anh của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam. Ảnh minh họa: Hoàng Anh. |
Trước đó, trao đổi với Zing.vn, đại diện Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc đã và đang được dạy và học như ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay ở cấp THCS và THPT theo chương trình 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12).
Ví dụ, tiếng Trung Quốc được dạy ở các tỉnh thành: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.
Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn, trong đó tiếng Hàn và tiếng Đức đã được cấp phép.
Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 khẳng định không có chuyện vì dạy tiếng Trung Quốc hay tiếng Nga, giáo viên và học sinh sẽ “chối bỏ” hay sẽ có những “phản ứng gây khó khăn”.
Ban đề án cho biết thông tin tiếng Trung Quốc và tiếng Nga sẽ trở thành ngoại ngữ thứ nhất theo chương trình 10 năm từ năm học 2017 là kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, chưa được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt.
Nếu được phê duyệt, Ban đề án sẽ phối hợp các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình từ năm học 2017-2018. Thời gian và quy mô triển khai sẽ dựa trên cơ sở điều kiện dạy học của địa phương, trường học, nhu cầu và nguyện vọng của người học. Nếu triển khai, quy mô ban đầu cũng sẽ nhỏ từ 2 tới 5 lớp mỗi ngoại ngữ.
Lý giải về băn khoăn Đề án đưa nhiều ngoại ngữ vào trường học, trong khi tiếng Anh được cho là dạy chưa tốt, đại diện Ban đề án phân tích: Chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ khác.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.