- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện trẻ Việt học tiểu học Pháp không "chấm điểm", cô đánh giá học sinh bằng màu sắc
Theo chị Phạm Ngọc Tuyết, cô giáo trường con chị cũng không xếp hạng học sinh. Chỉ có cuối học kỳ, cô sẽ cho học sinh làm một bài tập và sẽ để đơn vị tính phần trăm.
Theo chị Phạm Ngọc Tuyết, cô giáo trường con chị cũng không xếp hạng học sinh. Chỉ có cuối học kỳ, cô sẽ cho học sinh làm một bài tập và sẽ để đơn vị tính phần trăm.
Pháp là đất nước có nền giáo dục tân tiến và có sức hút vô cùng lớn đối với hàng ngàn học sinh - sinh viên trên toàn thế giới. Đối với học sinh Việt Nam thì du học Pháp chính là một niềm đáng mơ ước. Vậy còn đối với những gia đình Việt hiện đang định cư và có con theo học tại đây từ cấp học nhỏ nhất thì sẽ như thế nào?
Chị Phạm Ngọc Tuyết (39 tuổi, làm việc cho một công ty du lịch) hiện đang cùng gia đình đang sinh sống tại Portiragnes, một ngôi làng ven biển tại miền Nam nước Pháp. Bé Linh Recobre, con gái chị Tuyết hiện là học sinh lớp 1.
Nói về hệ thống giáo dục tiểu học ở Pháp, chị Ngọc Tuyết đã có những chia sẻ thú vị từ cái nhìn chân thực sau khi có con đi học tại đây.
Ngày khai giảng không khác gì ngày bình thường
Khi con và lớp 1, chị có gặp phải vấn đề về chọn trường cho con hay không?
Tại nơi mình sinh sống, vì trường mầm non và trường tiểu học cùng một ngôi làng và nằm sát cạnh nhau, nên những học sinh mầm non nghiễm nhiên sẽ sang trường tiểu học bên cạnh học tiếp sau khi kết thúc phần học ở trường mầm non. Chính vì vậy mà mình không vấp phải khó khăn gì cho việc tìm trường.
Vào khoảng tháng 6 năm cuối cùng ở trường mầm non, cô giáo sẽ dắt các em mầm non sang tham quan lớp 1 của trường tiểu học để có thể hình dung phần nào việc học ở lớp 1 đồng thời làm quen với những giáo viên sẽ dạy ở lớp 1. Như vậy, các con sẽ không bị quá bỡ ngỡ khi bước sang một môi trường học mới. Đặc biệt, khi hai trường ở cạnh nhau như thế, lúc vào lớp 1 thì con cũng quen biết được một vài bạn đã từng học chung với mình ở trường mầm non.
Ngày khai giảng sẽ được diễn ra như thế nào và có gì đặc biệt?
Không như ở Việt Nam, ngày khai giảng của các bé vào lớp một tại đây không có gì đặc biệt xảy ra cả, không có những nghi lễ trang trọng, không có chào cờ hay văn nghệ gì cả. Đến giờ học, các em học sinh sẽ vào vào lớp, thầy trò gặp nhau, giới thiệu một chút và rồi vào học. Nói chung, ở đây thì ngày khai giảng cũng giống như một ngày học bình thường mà thôi.
Học sinh được chuẩn bị tâm lý, tránh bỡ ngỡ trước khi vào môi trường học tiểu học.
Đi học được phát sách vở, bút viết
Không phải chuẩn bị gì cho ngày khai giảng, vậy những thứ chị cần chuẩn bị cho ngày con vào lớp 1 bao gồm những gì?
Có thể mọi người sẽ bất ngờ lắm về điều này nhưng thực sự mình không cần phải chuẩn bị gì cho việc cho vào lớp 1 cả. Đầu năm học, cô giáo của Linh chỉ bảo mình mua cho Linh mỗi một cái cặp thôi là đủ. Còn lại tập vở, bút viết, những dụng cụ học tập khác đều được nhà trường cấp cho.
Ngay cả sách giáo khoa, từ khi con đi học đến giờ, mình chưa được nhìn thấy một cuốn sách giáo khoa hay giáo trình nào của con cả.
Vậy làm cách nào để chị biết rằng con mình đã được học những gì và học như thế nào?
Mỗi học sinh sẽ có một quyển sổ liên lạc, đó chính là phương tiên trao đổi duy nhất giữa phụ huynh và giáo viên với nhau. Đồng thời, cô giáo cũng sẽ cho bài tập về nhà vào trong quyển này luôn.
Cuốn sổ liên lạc của Linh là phương tiện trao đổi giữa gia đình chị Tuyết và nhà trường.
Mỗi tối sau khi con đi học về thì mình sẽ kiểm tra cặp, lấy quyển sổ liên lạc này ra để xem cô giáo có nhắn gì hay không, hoặc bố mẹ cần đặt câu hỏi gì cũng sẽ viết vào quyển sổ này. Mỗi sáng đến trường, cô giáo cũng sẽ kiểm tra sổ của từng em.
Và đến thứ 6 hàng tuần, cô giáo sẽ đưa tất cả bài tập mà con đã là trong tuần về nhà cho bố mẹ xem. Sau đó bố mẹ sẽ ký vào từng bài tập để chứng minh rằng ba mẹ đã xem và có quan tâm đến việc học hành của con mình.
Cô không chấm điểm mà đánh giá học sinh bằng màu sắc
Chị có nhắc đến bài tập mà cô giáo cho về nhà trong quyển sổ liên lạc, những bài này thường sẽ là gì?
Cô giáo cho bài tập về nhà mỗi ngày, bài tập rất ít, thường con chỉ làm khoảng 10 phút là xong. Là học sinh lớp 1, thường sẽ là bài tập viết (mỗi lần khoảng 3 – 4 chữ); bài tập đọc (đọc vần và đọc một đoạn văn ngắn chẳng hạn). Hoặc bố mẹ sẽ phải đọc cho con nghe về một bài khoa học đời sống hay giúp con học thuộc 4 câu thơ của một bài thơ.
Bài tập về nhà: Tập đọc trang 69, học thuộc bảng tính cộng 2 và 3.
Vì lớp 1 còn quá nhỏ để tự làm hết bài tập, dù ít nhưng cô giáo cũng yêu cầu bố mẹ giúp đỡ, cùng con làm bài. Chữ viết của học sinh bên này cũng không đẹp, không cần phải quá nắn nót, chỉ cần không viết sai chính tả để người khác có thể đọc được là đạt yêu cầu.
Thế còn hình thức mà cô giáo đánh giá bài tập của học sinh có phải là những điểm số?
Bình thường thì cô giáo sẽ không cho điểm học sinh mà sẽ đánh giá bằng màu sắc. Nếu bài làm tốt thì màu xanh dương, bài làm có chút sai sót thì màu xanh lá, sau đó sẽ là màu cam và màu đỏ là thấp nhất.
Cô giáo cũng không có cho xếp hạng. Chỉ có cuối học kỳ, cô sẽ cho học sinh làm một bài tập và sẽ để đơn vị tính phần trăm. Ví dụ như bài đạt sẽ là 80% hay 72%,… như một bản đánh giá mà thôi. Bản đánh giá học tập này sau đó sẽ được gửi bề cho bố mẹ học sinh. Bố mẹ xem, ký vào và trả lại cho cô giáo.
Khi có bài tập đọc mới, cô giáo in ra giấy A4 rồi dán vào tập cho học sinh chứ không có sách giáo khoa.
Không có những điểm số, không có kỳ thi gay go, vậy các con đi học rất thoải mái?
Đúng là như vậy, mình thấy bọn trẻ không có áp lực gì trong việc học, mà linh động vừa học vừa chơi. Bên cạnh học đọc, viết, học toán thì những kiến thức chung về khoa học, đời sống cũng khá nhiều. Vì thế mà con gái mình cực thích đi học. Lúc nào không ngoan, mình dọa không cho con đi học là con rất sợ.
Thay vì cảm giác sợ hãi, căng thẳng khi đến trường thì học sinh Pháp lại sợ hơn nếu bắt phải ở nhà.
Lực học của con gái mình cũng khá ổn, đa số đều là màu xanh dương. Chỉ có một lần, bài tập toán là màu xanh lá vì có nhiều lỗi, lúc đó mình lo sợ cho sẽ không theo kịp trình độ của lớp nên đã chủ động xin cô giáo về giáo trình toán để dạy kèm thêm cho con. Nhưng cô nói là con mình học tốt, không có gì phải lo. Phần bài tập mà mình thấy con sai nhiều là do bài tập dạng mới, chưa quen nên làm không tốt, còn giờ thì ổn rồi.
Cô giáo cũng nhắn là không nên cho con học quá nhiều vì ở trường con đã học cả ngày, tối về nhà rất mệt, chỉ cần làm bài tập cô cho là đủ. Còn nếu mình muốn kèm thêm cho con thì chỉ nên làm vào ngày cuối tuần hoặc những kỳ nghỉ dài ngày. Song vẫn phải đảm bảo tuyệt đối không cho con học nhiều. Mỗi lần học không kéo dài quá 10 – 15 phút.
Ngoài việc học, cô giáo có quan sát và phát triển những khả năng khác của học sinh hay không?
Điều này thì mình có thể khẳng định là có. Như đối với bé Linh con gái mình, cô giáo biết con rất thích vẽ, thích đọc truyện và trí tưởng tượng cũng rất phong phú. Nên cô dặn mình hãy cố gắng cho bé ra ngoài nhiều hơn, đi dạo, đi tham quan, đi chơi nhiều hơn để phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của bé.
Không chỉ có kiến thức mà trẻ còn được chú trọng phát triển năng khiếu.
Ăn trưa ở trường một bữa 100 nghìn đồng, đi ngoại khoá miễn phí
Đó là việc học hành, thế còn học phí và tiền ăn tại trường của con sẽ được tính như thế nào?
Tại Pháp, học sinh sẽ được miễn học phí nên mình không cần phải lo về vấn đề này. Còn lại, con sẽ có bữa ăn trưa tại căn-tin trường. Thông thường, mỗi bữa ăn có giá khoảng 3.5 euro (tương đương với khoảng 100.000 vnđ). Thức ăn của trẻ được đảm bảo và làm từ thực phẩm sạch. Bố mẹ sẽ dự tính cho con ăn ngày nào ở căn – tin trường thì tuần này đăng ký cho tuần sau. Đăng ký online trên trang mạng của căn – tin.
Nhưng mà mức giá này cũng tùy vào từng địa phương, tùy trường và tùy vào điều kiện từng gia đình nữa. Với những gia đình có thu nhập thấp thì bữa ăn của con sẽ giảm xuống còn 2 euro/ bữa, hoặc thậm chí có thể xin phiếu ăn miễn phí. Song muốn như vậy, từ đầu năm học, bố mẹ sẽ phải chứng minh thu nhập thấp hoặc gia đình đông con với cơ quan quản lý trước. Bởi nhà trường, căn-tin đều là do nhà nước quản lý hết.
Thực đơn hằng ngày các con sẽ có những gì?
Thực đơn ăn uống của học sinh sẽ được thay đổi mỗi ngày. Bố mẹ có thể biết được thông qua thực đơn công khai hàng tháng của căn-tin. Thông thường sẽ có món khai vị là salad, sau đó đến món chính và tráng miệng. Khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi của con.
Có một nguyên tắc tại đây đó là dù bọn trẻ không thích món ăn nào đó thì vẫn bắt buộc phải nếm thử. Học sinh phải ăn món đó một chút trước đã rồi mới được phép bỏ.
Ngoài những giờ học và hoạt động trên lớp thì những buổi học ngoại khóa diễn ra như thế nào?
Những buổi dã ngoại là hoàn toàn miễn phí.
Ngoài giờ học thì các con có thể chọn học múa, bóng đá, học đàn hay tham gia lớp kể chuyện. Và để tham gia những lớp học này thì phải đăng ký ngay từ đầu năm học vì lớp học có hạn. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức khá nhiều buổi tham qua bảo tàng, tham quan thế giới đại dương, đi dã ngoại, sở thú, đi xem phim,… Mỗi em sẽ mang theo bữa trưa được ba mẹ chuẩn bị sẵn, mọi người sẽ cùng ăn với nhau dưới bóng câu hay bên dòng suối.
Tùy theo ngân sách của địa phương mà trường sẽ được đi tham quan nhiều hay ít. Ví dụ như trường của con mình đang học, được đi ít nhất 5 chuyến tham quan mỗi năm. Và những buổi này đa số đều là miễn phí, học sinh không phải đóng thêm tiền vì đã có địa phương tài trợ một phần. Phần còn lại là do hội phụ huynh lập ra để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động.
Vậy tức là bố mẹ sẽ phải đóng tiền cho hội phụ huynh này để gián tiếp đóng một phần chi phí cho những hoạt động của con ở trường?
Không phải là phụ huynh sẽ đóng tiền trực tiếp vào cho hội, mà hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động để học sinh vui chơi và phụ huynh có thể đóng góp gián tiếp. Ví dụ như buổi lễ cuối năm, phụ huynh sẽ giúp trang trí, tổ chức các trò chơi cho trẻ con đến chơi. Rồi hội phụ huynh sẽ tổ chức bán bánh, nước ngọt,… để thu tiền về cho hội. Hoặc là kêu gọi góp đồ chơi cũ đem bán lại, tiền bán đó cũng sẽ đưa về cho hội.
Ở vùng mình sinh sống có khá nhiều lễ hội trong năm, mỗi lần như vậy thì hội phụ huynh đều tìm cách để bán một cái gì đó để thu tiền về cho hội. Như trước lễ Giáng sinh thì sẽ có hội chợ Giáng sinh, học sinh làm nhiều đồ chơi cùng với sự giúp đỡ của giáo viên, hội phụ huynh sẽ mang đồ chơi đó ra chợ để bán. Nếu bố mẹ nào muốn mua lại đồ chơi con mình tự làm thì phải mua, mỗi món không quá đắt, khoảng 2 – 3 euro.
Chi phí cho những chuyến đi sẽ được nhà nước và hội phụ huynh lo.
Cùng tham gia hội phụ huynh và tiếp xúc với nhiều phụ huynh Pháp, chị thấy ở họ có điều gì khác biệt so phụ huynh Việt ?
Theo cá nhân mình thì thấy phụ huynh Việt nghiêm khắc với con cái nhiều hơn trong việc học hành cũng như yêu cầu ở con khá nhiều. Ở lứa tuổi còn nhỏ, lẽ ra con cần được vui chơi và có nhiều thời gian khám phá thế giới xung quanh hơn thì lại bị bố mẹ đưa vào khuôn khổ quá cứng nhắc.
Bản thân mình là người Việt, nhưng khi con đi học ở Pháp thì đã phải cố gắng để điều chỉnh bản thân để làm sao cho phù hợp với môi trường giáo dục nơi đây. Ví dụ như chuyện mình muốn kèm cho con học Toán vừa kể ở trên đó, thì cô giáo bảo không cần thiết, còn căn dặn thêm là đừng bắt con học nhiều, cho con ra ngoài chơi để phát triển hơn.
Rất cảm ơn những chia sẻ của chị Ngọc Tuyết!
Theo Khám Phá
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.