- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gian lận chưa dứt, Phó Chủ tịch Sơn La tiếp tục làm Trưởng ban chỉ đạo thi 2019
Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019.
Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019. Trong khi đó, những bê bối của kỳ thi năm ngoái, do ông làm trưởng ban, vẫn chưa có hồi kết.
Ông Phạm Xuân Thủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chủ trì buổi họp báo hồi tháng 7/2018 thông báo kết quả chấm thẩm định các bài thi THPT quốc gia. Ảnh: Đoàn Bổng |
Theo quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi và Hội đồng thi để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019, ban chỉ đạo thi của tỉnh này có 45 người. Trong đó, ông Thuỷ là trường ban, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc mới được điều động về Sở làm Phó ban thường trực. Ngoài ra còn 9 phó ban, 30 ủy viên và 4 người trong Tổ Thư ký.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng ở Sơn La. Công tác điều tra đã kết thúc giai đoạn 1, cơ quan an ninh điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát tỉnh, đề nghị truy tố 8 cá nhân có liên quan.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hoàng Tiến Đức sẽ nghỉ hưu vào ngày 1/7 tới; còn ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở, không có tên trong ban chỉ đạo thi và hội đồng thi của tỉnh năm 2019.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến chuẩn bị cho kỳ thi năm 2019, Ban chỉ đạo thi quốc gia đã yêu cầu các địa phương xảy ra bê bối như Sơn La, Hà Giang, Hoà Bình cam kết thực hiện nghiêm túc.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên và Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận" Những bất cập của kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã được Bộ GD-ĐT và các địa phương nhận diện, tìm hướng giải quyết. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã chủ động đưa ra các giải pháp về kỹ thuật nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đặc biệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người trực tiếp làm công tác thi cần phải được nâng cao và quán triệt sâu sắc".
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.