- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng trăm giáo viên ở Hà Nội có nguy cơ mất việc: Bốc vác, làm thuê để nuôi nghề giáo
Những ngày qua, việc hàng trăm giáo viên tại các khối trường mầm non, Tiểu học, THCS ở huyện Thanh Oai (TP.Hà Nội) kêu cứu vì sắp có nguy cơ mất việc.
Những ngày qua, việc hàng trăm giáo viên tại các khối trường mầm non, Tiểu học, THCS ở huyện Thanh Oai (TP.Hà Nội) kêu cứu vì sắp có nguy cơ mất việc đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Đằng sau câu chuyện đó là những cuộc đời, những số phận.
Những ngày qua, hàng trăm giáo viên ở Thanh Oai (Hà Nội) lo lắng trước văn bản chấm dứt hợp đồng với các giáo viên do Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai ký. Ảnh: Đặng Đạt
Họ, những giáo viên gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề gieo chữ để nhận lại đồng lương bèo bọt, sáng lên bục giảng, chiều đi làm thuê để nuôi mình, nuôi nghề.
Trả lương bằng thóc lép vẫn miệt mài lên lớp
Cô N.H.T (giáo viên Trường mầm non Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) đã có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ. Ngày mới vào nghề, các giáo viên mầm non như cô được dân trả công bằng vài cân thóc. Có năm mất mùa, được trả bằng thóc lép cô cũng chẳng than, vẫn kiên trì bám trụ với nghề.
“Năm 2003, tôi được ký hợp đồng với UBND huyện Thanh Oai với mức hỗ trợ là 50.000 đồng/tháng. Dù không sống được bằng nghề, nhưng tôi và nhiều giáo viên mầm non khác đều cố gắng.
Người làm thêm việc đồng áng, làm thuê, làm mướn, buôn bán để có thêm thu nhập. Chúng tôi được lãnh đạo huyện hứa rằng sẽ được hưởng lương cho đến lúc già và cũng được tăng bậc như viên chức. Vậy mà đến nay lại đột ngột hủy hợp đồng như vậy. Nhiều giáo viên mầm non ở tuổi 45-50 như tôi thật sự thấy rất hụt hẫng, tủi thân”- cô T nghẹn ngào.
Thông báo chấm dứt hợp đồng của UBND huyện Thanh Oai với hàng trăm giáo viên.
Cũng giống như cô T, hơn 300 giáo viên ở huyện Thanh Oai những ngày qua sống trong tâm trạng lo lắng, như “ngồi trên đống lửa”.
Họ ví văn bản số 1020/UBND-NV của UBND huyện Thanh Oai (có nội dung chấm dứt hợp đồn g đối với những trường hợp trước đây được UBND huyện đã ký hợp đồng, chuyển về các trường do hiệu trưởng xem xét, ký) như gáo nước lạnh dội lên tâm huyết của hàng trăm giáo viên hợp đồng đã và đang ngày đêm phấn đấu cho sự nghiệp trồng người. Thầy cô lo lắng vì không biết sau này mình sẽ đi đâu, làm gì để nuôi mình và gia đình.
Làm thuê, làm mướn để 'nuôi" nghề giáo
Đó là hoàn cảnh của thầy T.V.T (40 tuổi, đang công tác tại một trường THCS ở Thanh Oai). Năm 1998, sau khi ra trường, thầy được UBND huyện Thanh Oai ký hợp đồng về giảng dạy tại huyện với mức lương 120.000 đồng/tháng. Từ đó đến nay, lương của thầy tăng theo mức lương tối thiểu vùng. Hiện tại được 1.395.000 đồng/tháng.
“Tất cả những giáo viên hợp đồng do huyện ký đều được trả theo mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra không còn một khoản nào khác, kể cả phụ cấp thâm niên hay đứng lớp.
Những năm đầu, chúng tôi còn không được đóng bảo hiểm. Sau một thời gian đấu tranh, đến năm 2005 mới được hỗ trợ. Giáo viên dạy hợp đồng cũng bị phân biệt, thiệt thòi hơn giáo viên trong biên chế rất nhiều. Ngày lễ tết, một đồng tiền thưởng động viên cũng không có”- thầy T chia sẻ.
Với đồng lương không đủ sống, lại là trụ cột trong nhà, hơn chục năm qua, thầy T không nề hà việc gì, kể cả lao động chân tay để có thêm thu nhập nuôi hai con ăn học.
“Vợ tôi cũng là giáo viên, thu nhập không đáng là bao, nên ngoài giờ lên lớp, hai vợ chồng còn tranh thủ làm nhiều công việc khác. Trong xóm ngoài thôn, ai cần thuê mướn gì tôi đều làm được hết. Đáng lẽ ra nghề phải nuôi sống mình, nhưng trớ trêu là mình đang phải nỗ lực làm nhiều việc phụ khác để nuôi nghề”- thầy T chua chát.
Cũng theo giáo viên này, tại huyện Thanh Oai, có nhiều thầy cô còn có hoàn cảnh éo le hơn. Có gia đình cả vợ chồng đều là giáo viên hợp đồng và đều có nguy cơ sắp bị mất việc. Có cô phải nuôi mẹ già, con ốm đau, giờ chỉ biết gạt nước mắt vì không biết tương lai sẽ ra sao, làm gì để sống.
Thầy T mong mỏi: “Chúng tôi cần câu trả lời thỏa đáng, không thể nói chấm dứt là chấm dứt ngay. Chưa bao giờ thấy nghề giáo bạc bẽo như thế. Nếu thừa giáo viên, thà rằng họ đừng ký, để chúng tôi có thể chủ động chuyển công việc khác, ngay khi còn trẻ. Bao nhiêu năm qua, họ ký hợp đồng thêm cho bao nhiêu giáo viên nữa, để nay, mấy trăm con người, cùng bị rơi vào hoàn cảnh không biết ngày mai có được tiếp tục đứng trên bục giảng nữa không”.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.