- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Khó hiểu hơn cả crush” 10 đề thi văn Trung Quốc thách thức mọi IQ, đến cả dân bản xứ cũng phải vắt óc
Hy vọng bạn sẽ giữ được bình tĩnh sau khi đọc xong hết 10 đề thi đại học môn Văn của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) dưới đây!
Hy vọng bạn sẽ giữ được bình tĩnh sau khi đọc xong hết 10 đề thi đại học môn Văn của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) dưới đây!
Kỳ thi đại học tại Trung Quốc hàng năm luôn là tâm điểm chú ý của cư dân mạng nước này và nhiều quốc gia châu Á khác. Tại "đất nước tỷ dân", đề thi văn toàn quốc cũng như các tỉnh thường lấy những đề tài liên quan đến hiện trạng xã hội, tình yêu Tổ Quốc, con người, ý nghĩ tốt đẹp về cuộc sống.
Hiện nay chỉ còn 5 tỉnh ở Trung Quốc có đề thi đại học riêng, lần lượt là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang. Riêng tỉnh Giang Tô thì luôn có một phong cách ra đề khác biệt với độ khó luôn xếp hạng cao nhất cả nước trong suốt nhiều năm qua. Đề toàn quốc dành cho cả nước nên phải chia đều trình độ với các tỉnh vùng sâu vùng xa, độ khó thường chỉ nằm ở mức trung bình. Còn những tỉnh "tự chủ" thì độ khó còn tuỳ thuộc vào tình trạng giáo dục thực tế tại địa phương.
Có thể nói, đề thi đại học văn qua từng năm của tỉnh Giang Tô ngày càng khó và phân hóa cao hơn. Được biết, trước năm 2008 đề thi của tỉnh này là đề tổng hợp, có lợi cho thí sinh học lực trung bình trở lên. Tuy nhiên, từ sau năm 2008, bộ giáo dục Giang Tô quyết định cải tiến thi cử thành hình thức 3+2, trong đó lấy 3 môn Toán – Văn – Ngoại ngữ làm môn chính, thêm 2 môn tự chọn không giới hạn trong Lý – Hóa – Sinh – Địa – Chính trị.
Kỳ thi đại học ở Trung Quốc luôn nhận được sự chú ý từ cư dân mạng vì độ khó và độc đáo trong nhiều đề thi. (Ảnh minh họa)
Trong đó, đề thi của tỉnh Giang Tô luôn được xem là "không có đối thủ" về độ khó đối với các thí sinh. (Ảnh minh họa)
Dưới đây chính là 10 đề thi đại học môn văn của tỉnh Giang Tô với độ khó được đánh giá là "không có đối thủ" ở Trung Quốc trong suốt 10 năm qua (nguồn: Lost Bird):
Đề thi năm 2008: Chủ đề "Lòng hiếu kỳ"
"Có vài người thuở thiếu thời từng có lòng hiếu kỳ nhưng khi lớn lên nó lại bị hao mòn rồi biến mất, có vài người giữ được lòng hiếu kỳ suốt cả đời mình. Nghi ngờ, phát hiện, trí tuệ, cao thượng, vui vẻ, buồn rầu, bình thường,…Dường như mỗi một từ này đều ẩn chứa sau nó lòng hiếu kỳ.
Hãy lấy chủ đề lòng hiếu kỳ, để viết một bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."
Đề thi năm 2009: Chủ đề "Phong cách thời thượng"
"Chúng ta theo đuổi thời trang, không phải vì nó thích hợp với bản thân mà là vì mọi người đều làm thế.
Lấy chủ đề phong cách thời thượng, viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."
Đề thi năm 2010: Chủ đề "Cuộc sống màu xanh"
"Màu xanh, màu của sự sống, màu của niềm vui bất tận. Màu xanh cũng là màu liên quan chặt chẽ tới hệ sinh thái. Ngày nay, màu xanh trở thành một ý tưởng đầy mới mẻ, cùng chung nhịp thở với cuộc sống của mỗi chúng ta.
Hãy lấy chủ đề "mở rộng phong trào cuộc sống màu xanh", viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."
Đề thi năm 2011: Chủ đề "Từ chối bình thường"
"Lấy từ chối bình thường làm chủ đề, không tránh né bình thường, không thể bình thường, làm người không thể bình thường, bình thường đồng nghĩa với không có sáng tạo, không có phát triển, không tiến tới. Đối nhân xử thế không thể bình thường, không có ý chí, mà phải có nguyên tắc, có nhận định cá nhân và biết bảo vệ quan điểm cá nhân. Bài viết không ít hơn 800 chữ, trừ thơ ca, các thể loại khác đều được phép dùng."
Đề thi năm 2012: Chủ đề "Nhà thám hiểm và đàn bướm"
"Một số nhà thám hiểm đi vào hang động, sau khi vào hang họ đốt nến soi sáng, phát hiện một đàn bướm rất đông. Vì thế họ đi ra khỏi hang, để lại những ngọn nến đang cháy. Một lúc sau, các nhà thám hiểm lại đi vào trong hang, họ phát hiện đàn bướm đã bay sâu vào trong, những ngọn nến họ thắp lên đã ảnh hưởng tới hoàn cảnh sống của chúng.
Yêu cầu: đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, viết một bài văn, không hạn chế thể loại, ngoại trừ thơ ca."
Đề thi đại học môn Văn ở tỉnh Giang Tô qua mỗi năm độ khó lại càng tăng cao hơn. (Ảnh minh họa)
Đề thi năm 2013: Chủ đề "Lo lắng và tình yêu"
"Sợi dây trên tay mẹ hiền, manh áo trên người đứa con phương xa. Từng đường kim mũi chỉ tiễn con đi, mòn mỏi đợi chờ ngày con quay về. (Mạnh Giao)
Tại sao mắt tôi thường ngấn nước? Vì tôi quá yêu mảnh đất này. (Ngải Thanh)
Trong suy nghĩ của các bậc thần thánh này, có một tình yêu và một sức mạnh mãnh liệt, nó như dòng nước xiết cuốn đi thật xa. Thậm chí không cần phải nghe được lời họ nói, chỉ cần nhìn vào những gì họ viết, đã có thể hình dung được những sinh mệnh giãy giụa trầm mình trong gian nan và cực khổ ấy phát triển vĩ đại, hoàn thiện và hạnh phúc thế nào. (Romain Rolland)
Lấy chủ đề lo âu và tình yêu thương, viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."
Đề thi năm 2014: Chủ đề "Cái gì là bất hủ"
"Có người nói, không có gì là bất hủ, chỉ có thanh xuân bất hủ. Cũng có người nói, thanh niên không tin rồi có ngày mình sẽ già đi. Ý nghĩ này rất ngây thơ, chúng ta tự lừa mình dối người, cho rằng sẽ có một niềm tin bất hủ như tự nhiên.
Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."
Đề thi năm 2015: Chủ đề "Trí tuệ"
"Trí tuệ là một loại kinh nghiệm, một năng lực, một cảnh giới riêng. Cũng như thiên nhiên, trí tuệ có dáng vẻ của riêng mình.
Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."
Đề thi năm 2016: Chủ đề "Nói ngắn nói dài – cá tính và sáng tạo"
"Tục ngữ nói, có chuyện thì nói dài, không có chuyện thì nói ngắn. Có người nghĩ ngược lại, có chuyện nói ngắn, không chuyện nói dài. Người khác đã nói thì không cần phải nói lại. Người khác không nói thì ta nói ra suy nghĩ của mình. Có đôi khi đó là sự thể hiện, có đôi khi đó là sự thấp thoáng của một ý tưởng mới mẻ.
Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."
Đề thi năm 2017: Chủ đề "Xe và sự biến thiên của thời đại"
"Xe có rất nhiều kiểu dáng, xe đến xe đi, xe truyền lại tình cảm, chịu tải sự biến thiên của thời đại, chiết xạ sự biến hóa của xã hội, kể lại triết lý đời người.
Hãy lấy đây làm đề tài, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."
Đề thi năm 2018: Chủ đề "Ngôn ngữ"
"Hoa có ngôn ngữ của mình, chim có tiếng hót riêng, trong cuộc sống đâu đâu cũng là ngôn ngữ. Những ngôn ngữ khác nhau mở ra thế giới khác nhau, âm nhạc, điêu khắc, lập trình, gene,… thứ nào cũng vậy. Ngôn ngữ làm cuộc sống phong phú hơn, ngôn ngữ diễn dịch sinh mệnh, ngôn ngữ truyền thừa văn minh.
Hãy dựa vào tài liệu đã cho, viết bài văn, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."
Đề thi năm 2019: Chủ đề "Cá tính con người, bản sắc dân tộc"
"Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).
Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua cay ngọt mặn đắng, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế."
Đọc xong hết các đề thi khó nhằn này, có ai cảm thấy "rối não" nhẹ chưa nhỉ?
Đọc xong những đề bài trên, đã có không ít cư dân mạng phải thốt lên rằng, đề văn của Giang Tô chưa bao giờ làm họ thất vọng!
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.