“Không đi học thêm thì không được cô quan tâm?”

“Con chị không đi học thêm thì không được cô quan tâm. Một lý do chua xót và hiển nhiên, cô có ý ngầm với phụ huynh "không coi trọng cô thì con chỉ được thế thôi".

“Con chị không đi học thêm thì không được cô quan tâm. Một lý do chua xót và hiển nhiên, cô có ý ngầm với phụ huynh "không coi trọng cô thì con chỉ được thế thôi".

>>Tôi không cho con đi học thêm!


Ảnh minh họa

Xóm nhỏ của tôi sau buổi họp phụ huynh cho con là sôi nổi tiếng gọi nhau hỏi thăm í ới từ các phụ huynh. Kết quả cả năm của các con được bố mẹ chia sẻ, có người vui vẻ, có người thoáng buồn, có người thở dài vì suy tư. Bố mẹ nào cũng mong con đạt thành tích cao trong học tập, mọi người chật vật lao động kiếm tiền, không tiếc công sức đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn cũng chỉ mong ngày cuối năm đi họp phụ huynh được mở mày mở mặt vì con.

Tôi đến lớp con sớm hơn giờ quy định chừng 15 phút. Khi cô giáo điểm danh chỉ vắng khoảng 3 phụ huynh trong tổng số 51 phụ huynh của lớp. Mọi người đều chăm chú nghe cô chủ nhiệm đọc kết quả học tập của các con, có những bạn chăm ngoan, giỏi toàn diện được cô khen ngợi về mọi mặt. Cô giáo nêu rõ những bạn học còn yếu kém, một vài trường hợp học lệch nên không đạt danh hiệu học sinh xuất sắc cô cũng mời phụ huynh cuối buổi lên trao đổi thêm.

Theo dõi suốt buổi họp, tôi cảm thấy cô giáo rất khách quan trong việc đánh giá lực học của các con. Phần đầu của buổi họp, cô giáo đưa ra bảng thành tích mà học sinh nhà trường đạt được, có những cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Phần thành tích chung này, có thể nhiều phụ huynh không quan tâm nhưng tôi đều lắng nghe và có nghe đến tên một cháu ở cạnh nhà tôi.

Chiều muộn, mẹ của cháu này chạy sang nhà tôi hỏi han về kết quả học của các con. Không ngờ buổi họp cuối năm khiến chị bức xúc thốt lên "Cô giáo không ưa con chị".

Chị là mẫu phụ huynh cứng rắn trong quan điểm tự kèm con học ở nhà, không cho con đi học thêm ở trường và cho con học thêm thầy cô giỏi mà chị tín nhiệm. Tất nhiên là chị không cho con mình học thêm cô chủ nhiệm và con chị bị cô ác cảm. Cháu thi học sinh giỏi cấp huyện đạt thành tích cao nhưng cô không hề nêu tên con tuyên dương trước lớp như các bạn khác. Cô không hề đả động đến con chị dù tên con có trong bảng thành tích nổi bật của nhà trường. Chị tâm sự: “Hay do chị không quan tâm tới cô, không cho con học thêm cô mà con chị bị đối xử phân biệt như vậy?”

Việc con học giỏi không được cô khen không chán bằng việc con học kém môn Văn mà cô không chê. Hóa ra điểm thi của con vẫn cao ngất nhưng mẹ đọc tới bài tập làm văn con làm thì như chị ngao ngán "Không mê nổi, 10 câu văn không được 1 câu nào ra hồn". Ấy vậy nhưng cô không chữa bài, không chỉ ra con viết sai ngữ pháp, dùng từ tối nghĩa ra sao. Con chị không đi học thêm thì không được cô quan tâm. Một lý do chua xót và hiển nhiên, cô có ý ngầm với phụ huynh "không coi trọng cô thì con chỉ được thế thôi".

Chị hàng xóm còn nói: “Sang năm con em không may rơi vào lớp cô ấy dạy thì em phải "liệu cơm gắp mắm" nhé”. Cô giáo ấy còn thẳng thừng tuyên bố với phụ huynh rằng không vừa ý cô điểm gì thì cứ nói với cô còn nói đến tai ban giám hiệu thì cô cũng sẽ có cách của cô. Con mình cả năm cô dạy, ai dại gì mà chống đối, cô bảo sao thì phụ huynh cũng gật tuốt, miễn là con đừng bị cô "khoanh vùng". Chị còn nói hóa ra lớp chọn chả có ý nghĩa gì, cô giáo lớp chọn chạy đua thành tích và vụ lợi vì lớp toàn con em nhà giàu, con muốn cô quan tâm dạy dỗ thì bố mẹ "phải yêu lấy thầy".

Khi tôi đùa "Cô chỉ soi đứa giỏi và đứa dốt thôi, con em nó học làng nhàng ở đoạn giữa, cô nào mà để tâm" thì chị hàng xóm cười méo xệch.

Có lẽ là kinh nghiệm của chị dành cho tôi không thừa, nếu tôi vẫn cứ khăng khăng không cho con đi học thêm cô thì tôi phải theo sát quá trình học của con mới mong con học tốt.

Theo Dân Trí


học thêm

dạy thêm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.