Những cô giáo chặn đường, "lùa" học sinh đến lớp

Khi núi rừng vẫn đang chìm trong sương mù loang ướt, dường như chỉ có ngôi trường thức dậy đầu tiên trong bản làng, các cô giáo lại tất bật sửa soạn đồ đạc, “chặn đường” học sinh trốn đi nương để "lùa" các em đến lớp

Khi núi rừng vẫn đang chìm trong sương mù loang ướt, dường như chỉ có ngôi trường thức dậy đầu tiên trong bản làng, các cô giáo lại tất bật sửa soạn đồ đạc, “chặn đường” học sinh trốn đi nương để "lùa" các em đến lớp

Vất vả “dụ” học sinh đi học

Khe Lóng 3 là một trong những điểm trường xa nhất của trường Phổ thông dân tôc bán trú Tiểu học Mỏ Vàng (Văn Yên, Yên Bái). 

cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao

Căn nhà công vụ đơn sơ dựng bằng cột tre, ván gỗ đã xuống cấp, gió lùa tứ phía, mái cọ dột nát giữa bạt ngàn gió núi vây quanh

Nằm nép mình bên dãy núi, điểm trường Khe Lóng 3 thấp lè tè với những mái lá cũ lợp đan xen. Căn nhà công vụ đơn sơ của các giáo viên vùng cao dựng bằng cột tre, ván gỗ đã xuống cấp, gió lùa tứ phía, mái cọ dột nát giữa bạt ngàn gió núi vây quanh. Cách đó vài bước chân là điểm trường với 5 phòng học, mỗi phòng rộng chừng 15m2, nhưng quá rộng rãi so với tổng số cả thảy 67 em học sinh. 

Một lớp không quá 15 học sinh, thế nhưng đã gần 2 năm nay, không ngày nào cô Đỗ Thị Chính (Lâm Giang, Văn Yên, Yên Bái) không phải chạy đến từng nhà học sinh để kêu gọi các em đến trường. 

Trẻ em tại Khe Lóng 100% là người dân tộc Mông. Với những em dân tộc không biết tiếng Kinh, các cô giáo phải “đánh vật” với học trò mấy tháng trời mới có thể hiểu nhau. Nhiều trường hợp cô giáo giảng mãi học sinh không hiểu chỉ im lặng, ngồi yên không nhúc nhích. 

cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao

Do địa lý xa ngái nên điện nơi đây chập chờn, có khi cả tuần trời không có điện để thắp sáng. Vì vậy, mọi sinh hoạt của các cô giáo đều tập trung vào ban ngày 

Còn có nhiều chuyện dở khóc dở cười như cô giáo hỏi, học sinh chỉ “ừ”, hay khi dạy hát, cô bắt nhịp “Chim chích bông, bé tẹo teo, hai ba…” thì học sinh cũng lặp lại y nguyên “Chim chích bông, bé tẹo teo, hai ba”…

Cuộc sống nghèo khó khiến đám học trò thường bỏ lớp, rủ nhau lên rẫy hoặc ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm. Khi cô giáo hỏi trò: “Sao không đi học?”, học sinh hồn nhiên trả lời: “Nay không đi, mai mới đi”. 

Để kéo học sinh đi học, các cô phải chia nhau mỗi người một bản “chặn đường” các em trốn đi nương để "lùa" đến lớp.

Thế nhưng, lớp học vẫn hiếm khi đầy đủ, nhất là trong những ngày vào vụ sản xuất. Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống, bám kéo theo cơn khát chữ, cho nên để học sinh không đòi bỏ vào rừng, các cô phải “giữ chân” các em tại nhà công vụ, nấu cơm trưa cho các em bằng chính đồng lương ít ỏi của mình…

Hạnh phúc nhọc nhằn

Ở Khe Lóng không có sóng điện thoại. Muốn liên lạc với “thế giới bên ngoài”, cách duy nhất là phải đi bộ lên một ngọn đồi cao để hứng sóng rớt. Vì vậy, dù các cô có smartphone nhưng cũng vứt chỏng chơ như “cục gạch”. 

cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao
cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao

Thời gian nấu cơm khoảng 5h chiều để “trốn” bóng tối

Không thể liên lạc về nhà, nỗi nhớ con của các cô giáo vùng cao bị nhốt lại giữa tứ bề là núi. “Mang con lên đây là một sự mạo hiểm. Những khi nhớ con quá, mình thường chờ đến chiều khi đi hái rau rừng hay lấy củi, chạy tít lên ngọn đồi bên kia để hứng sóng. Đến khi nghe được giọng con thì mẹ cũng rưng rưng khóc, nhưng sóng chập chờn lúc có lúc không nên chẳng hỏi han được nhiều” – Cô Đỗ Thị Chính chia sẻ.

Ngoài cô Chính, ở Khe Lóng 3 còn có bốn cô giáo “cắm bản” khác. Trong số đó, chỉ có cô Nguyễn Thị Hoa (Mậu A, Văn Yên, Yên Bái) chưa lập gia đình. Thay vì nỗi nhớ con, cô giáo trẻ sinh năm 1992 lại thổn thức vì nỗi nhớ người yêu mỗi khi màn đêm buông xuống. 

cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao

Ủng và áo mưa là những vật dụng không thể thiếu của các cô khi lên bản

“Ở đây gọi điện khó. Muốn nghe giọng người yêu thì anh ấy phải lên đây thăm, ăn một bữa cơm rồi về. Nhưng đường đi lại vất vả quá nên từ khi nhận công tác, anh ấy mới lên thăm mình 5,6 lần. Cũng nhớ nhung đấy nhưng lực bất tòng tâm”.

Niềm động viên lớn nhất với các cô giáo vùng cao là “được dân bản thương, học sinh quý”.

Trong gian bếp trống huếch, tuềnh toàng chỉ đặt vỏn vẹn một chiếc bàn gỗ đã mục cũ, một chiếc giường ọp ẹp để ăn cơm, cô Đỗ Thị Chính chỉ vào nhúm rau rừng kể: “Người dân trong bản quý cô giáo lắm! Mỗi khi vào mùa họ hay mang cho các cô bó rau, củ khoai. Hồi mình mới về đây nhận công tác, chiều chiều, lũ trẻ thường dẫn các cô đi hái rau rừng, chỉ cho cô biết rau nào có thể ăn”.

cô giáo, giáo viên, giáo viên vùng cao

Đồ ăn khô dự trữ cho cả tuần

Những dịp đặc biệt như 20/11, ở đây tuy không rực rỡ cờ hoa, trang hoàng lộng lẫy, nhưng các cô vui khi nhận được những bông hoa rừng do học sinh hái tặng, tuy giản dị nhưng cũng là niềm động viên các cô tiếp tục công việc.

Với những cô giáo “cắm bản”, dù vất vả, cơ cực vẫn phải có điểm trường. Nếu không mang được lớp học đến tận bản làng, có nghĩa ở đó con trẻ sẽ thất học, mù chữ. 

Chính nhờ tâm huyết và sự nỗ lực của các cô mà ở nơi xa xôi này, tiếng trống vào học vẫn ngày ngày vang lên đều đặn. 

Theo VietNamNet


giáo viên

học sinh

cô giáo

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.