- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những sai lầm “chết người” khiến học sinh nhập học lớp 10 đỗ thành trượt
Thí sinh đạt điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội không có nghĩa đã trúng tuyển nếu như không nhập học đúng theo quy định.
Thí sinh đạt điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội không có nghĩa đã trúng tuyển nếu như không nhập học đúng theo quy định.
Các trường chỉ được tiếp nhận học sinh khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp đúng thời gian quy định. Ảnh: Hải Nguyễn
Hồ sơ phải đầy đủ và hợp lệ
Từ ngày 1.7 đến 3.7, các trường THPT trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ nhập học vào lớp 10 của các thí sinh trúng tuyển.
Theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, hồ sơ nhập học bao gồm: Phiếu đăng ký; bản sao Giấy khai sinh hợp lệ; Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với HS tốt nghiệp THCS năm học 2017-2018) do trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; bản chính học bạ; giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới.
Đối với thí sinh dự tuyển đã tốt nghiệp THCS, bổ túc THCS từ những năm học trước gọi là TS tự do, phải được chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú xác nhận “không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật”.
Ngoài các giấy tờ trên, học sinh phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận nơi cư trú thực tế của học sinh.
Hướng dẫn cũng nêu rõ, học sinh đủ điểm chuẩn, đủ điều kiện tuyển sinh phải nộp hồ sơ nhập học đầy đủ, hợp lệ tại trường theo đúng thời gian quy định. Nếu quá thời hạn quy định, nhà trường không được ghi tên học sinh vào danh sách trúng tuyển.
Không được thu bất kỳ khoản phí nào
Đối với các trường THPT công lập, những học sinh hoặc bố, mẹ học sinh đã hoàn thành thủ tục nhập hộ khẩu thường trú, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã, phải nộp hộ khẩu thường trú ngay sau khi có kết quả, nếu không học sinh cũng sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển.
Cán bộ tuyển sinh phải kiểm tra kỹ hồ sơ nhập học. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Khi tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh của học sinh, cán bộ tuyển sinh phải kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt phải kiểm tra sự trùng khớp của các thông tin về cá nhân học sinh như: Họ tên, ngày sinh, nơi sinh… trong giấy khai sinh, hộ khẩu, học bạ THCS, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, phiếu báo điểm tuyển sinh, dữ liệu từ sổ điểm điện tử (nếu có).
Nếu thấy trùng khớp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi vào mặt sau của bản sao giấy khai sinh: “Đã kiểm tra khớp với bản chính khai sinh và hộ khẩu” sau đó ký và ghi rõ họ tên, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký và đóng dấu xác nhận.
Bản sao giấy khai sinh có xác nhận này sẽ là căn cứ để ghi vào hồ sơ học tập, cấp văn bằng chứng chỉ cho học sinh sau này. Cán bộ tuyển sinh và Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và xác nhận trên.
Các trường không được thu bất cứ khoản đóng góp nào của học sinh hoặc cha mẹ học sinh kể cả bán hồ sơ cho học sinh.
Đối với các trường ngoài công lập phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.
Trong thời gian tuyển sinh, hàng ngày các trường phải lập danh sách học sinh đã nộp hồ sơ nhập học vào trường đầy đủ, chính xác, có chữ ký của học sinh hoặc cha mẹ học sinh nộp hồ sơ.
Các trường này phải cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển đã nhập học vào hệ thống sổ điểm điện tử (eSAMS) chậm nhất 19h00 hàng ngày.
Ngay sau khi kết thúc đợt tuyển sinh, các trường nộp báo cáo nhanh và bản sao danh sách học sinh đã nộp hồ sơ, công văn đề nghị tuyển bổ sung (nếu tuyển chưa đủ chỉ tiêu).
Các trường tuyệt đối không được nhận học sinh chưa có đủ hồ sơ hợp lệ hoặc nhận vượt quá chỉ tiêu được giao.
Sở GDĐT Hà Nội cũng quy định các trường không được tổ chức kiểm tra để phân ban, chia lớp. Việc phân chia học sinh vào các lớp phải đảm bảo sĩ số theo quy định của điều lệ nhà trường, tuyệt đối không để sĩ số giữa các lớp chênh lệch nhau quá lớn.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.