- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh sốt ruột với môn thứ tư kỳ thi lớp 10
Số môn thi tăng gấp đôi trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2019-2020 khiến không chỉ các học sinh mà cả các ông bố, bà mẹ cũng khó có thể bình tâm.
Số môn thi tăng gấp đôi trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2019-2020 khiến không chỉ các học sinh mà cả các ông bố, bà mẹ cũng khó có thể bình tâm.
Môn thi gấp đôi, tiền mất gấp bội
Thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Văn như những năm trước, kỳ thi vào lớp 10 năm 2019 được Sở GD-ĐT Hà Nội chốt phương án thi 4 môn (gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và một trong số các môn còn lại: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Môn thi thứ tư này sẽ được công bố vào tháng 3/2019. Điều này thực sự khiến không chỉ các học sinh mà cả các ông bố, bà mẹ khó có thể bình tâm.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.
Chị Trần Thị Thu, có con đang học lớp 9 tại quận Đống Đa (Hà Nội) không khỏi lo lắng với phương thức thi khác biệt sau nhiều năm được giữ ổn định.
Chị Thu kể, từ đầu năm lớp 9, con chị đã rất vất vả với lịch học chính ở trường và lịch học thêm. Riêng việc ôn luyện các môn Văn, Toán và Ngoại ngữ đã chiếm phần lớn thời gian học và hầu như con không được nghỉ ngơi và vui chơi.
“Các năm trước, thi 2 môn thôi đã thấy quá căng thẳng. Năm nay ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ thì không thể lơ là các môn khác được, bởi môn nào cũng có thể là môn thi”, chị Thu mệt mỏi nói.
Theo chị Thu, hiện tại, con chị đi học thêm gần như kín tuần với 4 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và Vật lý. Thường thì 2 ca, nhưng cũng có ngày con chị phải học thêm 3 ca. Có hôm chỉ kịp về qua nhà ăn vội bát cơm rồi lại đi học. Tuy vậy, chị vẫn chưa thể yên tâm, bởi con có thể không ôn trúng môn thứ tư.
Chưa kể các chi phí khác phát sinh, chỉ tính riêng tiền học thêm đã 5 triệu đồng mỗi tháng.
“Thương con mà không làm gì được vì cả lớp đều đi học như thế, con mình không học thì lo, sợ không có cơ hội chen chân vào trường công lập. Đây cũng là tâm lý chung của các bạn bè tôi”, chị Thu nói.
Thấp thỏm môn thứ 4
Chị Đỗ Thị Nga (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Tôi muốn môn thứ tư được công bố sớm thậm chí là luôn bây giờ. Sở GD-ĐT Hà Nội nói nhằm để tránh học lệch, nhưng thực tế để càng lâu càng khiến cho phụ huỵnh, học sinh thêm khổ. Thực tế là học sinh thì phải khốn khổ đi học thêm nhiều môn hơn, phụ huynh thì méo mặt đóng tiền. Bây giờ cháu nào chả phải đi học thêm khoảng 4, 5 môn, bởi các môn Vật lý, Hóa học đợi đến tháng 3 mới học thêm thì có "vắt chân lên cổ" cũng không kịp”.
Đồng quan điểm, anh Phạm Ngọc Bình (có con đang học lớp 9 tại một trường ở quận Hoàng Mai) cũng cho rằng, việc tới tận tháng 3 năm sau, tức chỉ cách ngày thi nhiều nhất 3 tháng, mới công bố môn thi thứ tư là quá muộn. “Các con sẽ chỉ có 3 tháng gọi là để ôn tập, khiến gia tăng thêm lo lắng, áp lực cho cả gia đình mà thôi”.
Một số phụ huynh đề xuất, để giúp giảm áp lực thi cử, với môn thi thứ tư, thay vì Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và đến tận tháng 3 năm sau mới công bố, hãy để học sinh được quyền lựa chọn theo năng lực, sở trường của mình.
“Chúng ta phải làm sao để việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng hơn, chứ không phải gồng mình lên học để thi như bây giờ”, chị Vũ Thị Ngân (quận Hà Đông) chia sẻ.
“Phương thức với 4 môn thi hoàn toàn mới nhưng thời điểm này còn chưa có đề thi minh họa, thử hỏi chúng tôi không lo sao được. Với 2 môn thi mới, Sở cần sớm có đề minh họa để học sinh làm quen với định dạng của đề thi, từ đó chuẩn bị ôn tập cho tốt”.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (thời gian làm bài 60 phút) với nhiều mã đề thi. Thí sinh sẽ làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ cố gắng để cuối tháng 10/2018 công bố đề tham khảo kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 trên cổng thông tin điện tử của ngành và các phương tiện truyền thông để học sinh và phụ huynh được biết.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở dự kiến sẽ chỉ công bố đề tham khảo của môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. “Đối với đề thi môn Toán và Văn, mọi tiêu chí về kiến thức, hình thức, nội dung vẫn giữ nguyên nên giáo viên, học sinh có thể tham khảo theo đề thi của các năm trước”.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.