Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018: Ngành học nào sẽ lên ngôi?

Mùa tuyển sinh 2018 báo hiệu sẽ có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh cũng như trong đào tạo của các trường.

Mùa tuyển sinh 2018 báo hiệu sẽ có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh cũng như trong đào tạo của các trường.

Ngành nào đang khát nhân lực? Đổi mới của các trường sẽ ra sao trong thời cách mạng công nghiệp 4.0?

Logistics, ngành học đang khát nhân lực

ĐH Ngoại thương vừa công bố phương án tuyển sinh 2018. Có hai điểm mới đáng chú ý trong phương án tuyển sinh của trường, đó là tuyển sinh bằng hai phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp.

Phương thức xét tuyển kết hợp dự kiến triển khai trước khi thực hiện phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Các thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển kết hợp nếu không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học có thể tiếp tục tham gia phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018.

Phương thức xét tuyển kết hợp áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Điểm mới thứ hai là lần đầu tiên trường tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế với 100 chỉ tiêu.

Tuyen sinh dai hoc, cao dang 2018: Nganh hoc nao se len ngoi? hinh anh 1
Ảnh minh họa: Tiền Phong.

ĐH Công nghệ giao thông Vận tải đang đào tạo ngành Logistics và Vận tải đa phương thức. Lãnh đạo nhà trường cho biết ngành này hiện không có sinh viên để cung cấp cho các công ty của Nhật Bản.

“Không chỉ các công ty của Nhật Bản cần nhân lực của ngành này mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang rất thiếu”, lãnh đạo trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải nói.

Với ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết năm nay trường sẽ tăng chỉ tiêu ngành CNTT lên khoảng vài trăm, đặc biệt là các chuyên ngành CNTT đang hot như An toàn thông tin - An ninh mạng, Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính, Khoa học máy tính...

Thay đổi phương thức đào tạo

Cũng theo ông Nguyễn Phong Điền, từ năm 2009, khi trường triển khai đào tạo theo tín chỉ, giảng viên phải lên lớp quá nhiều, không có thời gian nghiên cứu. Làm thế nào để giảm tải cho các thầy mà vẫn đảm bảo chất lượng?

Với sinh viên dù được chọn môn học, thời gian học..., nhiều bạn vẫn không đến lớp. Vì vậy, phải có cách dạy linh hoạt cho cả thầy và trò. Hơn nữa, thời kỳ 4.0, phương pháp, công nghệ mới phải được đưa vào sớm trong trường học.

“Trường chủ trương chuyển sang phương pháp dạy hỗn hợp, một phần trực tuyến, một phần trên lớp. Theo thiết kế, sinh viên sẽ có 30% học phần đào tạo online, 70% còn lại là đào tạo trên lớp. Việc này đạt được hai mục tiêu là sinh viên thuận lợi hơn, và giảng viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải lên lớp”, ông Nguyễn Phong Điền cho hay.

Tuy nhiên, quá trình giảng sẽ không phó mặc hoàn toàn cho sinh viên mà phải có phần tương tác giữa giảng viên và sinh viên.

Cũng theo ông Điền, các trường ĐH lớn trên thế giới đang sử dụng hình thức đào tạo hỗn hợp này. Trường sẽ triển khai thí điểm vào học kỳ hè 2018, sau đó đánh giá tác động, hiệu quả và triển khai đại trà.

Bên cạnh đó, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ đổi mới đào tạo ngoại ngữ. Dự kiến sẽ có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào quá trình đào tạo này.

Ông Điền cho biết theo thống kê của trường trong hai năm 2016, 2017, đầu vào của trường chiếm 50% trong tổng số 5% thí sinh có điểm cao nhất toàn miền Bắc. Song, đáng ngạc nhiên là trình độ ngoại ngữ của sinh viên lại ở mức trung bình yếu. Có sinh viên của trường thi tới 12 lần không đạt TOEIC 450 điểm. Chính vì vậy sẽ phải thay đổi phương pháp đào tạo.


Theo Tiền Phong

tuyển sinh đại học

tuyển sinh đại học 2018


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.