Với các đồng nghiệp nơi công sởhay khách hàng, đối tác, dù muốn hay không, nhiều lúc bạn không thể tránh khỏinhững va chạm. Công việc ngập đầu, căng thẳng, cộng với tính tình nóng nảy...nhiều khi khiến bạn không còn giữ được bình tĩnh.

Lúc đó, những cãi cọ, tranh luậnnảy lửa là chuyện bình thường. Vì vậy, việc bị ai đó căm ghét hay ngó lơ bạn đicũng không có gì khó hiểu. Vấn đề ở đây là bạn phải làm gì khi rơi vào tình thếđó, khi mà chẳng may đồng nghiệp này bực tức, ấm ức với bạn hoặc đồng nghiệp kiacáu gắt, nổi giận chỉ vì câu nói không khéo hoặc khách hàng phàn nàn về thái độkhông được bình tĩnh của bạn.

Ứng phó khi bị đồng nghiệp ghét

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia về quản lýnhân sự, những lúc đó, dù bạn biết rất rõ người ta đáng cáu giận, đang không hàilòng với mình, bạn cũng không nên ra mặt tranh cãi hay làm cho mọi chuyện thêmcăng thẳng. Điều cần thiết trước tiên là bạn phải luôn giữ bình tĩnh, ôn hòa vàđừng vội vàng phản ứng một cách thái quá.

Sau đây là những gợi ý giúp bạncó cách cư xử hợp lý khi khách hàng, đồng nghiệp và thậm chí cả lúc sếp cáugiận:

- Với khách hàng

Khi khách hàng phàn nàn về dịchvụ, sản phẩm của bạn, họ có thể nói những lời khó nghe hoặc cướp lời khi bạnđang cố gắng giải thích. Thậm chí, không ít khách hàng khó tính còn lớn tiếngchê bai, chỉ trích. Lúc đó, bạn cũng đừng tự ái, nóng nảy mà "nói cho bõ tức".

Cách tốt nhất là hãy kiên nhẫnlắng nghe những gì khách hàng nói bởi dù khó nghe nhưng biết đâu lại là những ýkiến đóng góp cho sản phẩm của công ty tốt hơn. Cứ đặt bạn vào vị trí của họ đểxem xét quan điểm của khách hàng, không có gì là không thể giải quyết được. Vớinhững khách hàng quen thuộc, lâu năm, bạn có thể trao đổi với họ một chút về sảnphẩm, về những khó khăn, thuận lợi công ty gặp phải. Nếu đó là những vị kháchqua đường, chỉ vào mua một lần thì tốt nhất bạn cứ yên lặng và chỉ cần lắng nghemà thôi. Như thế, bạn đã giữ được một thái độ làm việc chuyên nghiệp và chắcchắn khách hàng dù khó tính cũng không thể nóng nảy được với bạn.

Khi khách hàng tức giận, họ khôngđủ bình tĩnh để nghe bạn giải thích, vì thế tốt nhất là cứ để họ nói cho thoảimái chứ đừng ngắt lời họ. Khi người ta đã nói xong, bạn có thể giải thích mộtchút trong phạm vi có thể. Nếu họ vẫn không bớt khó chịu, tốt nhất là nên báocáo với cấp quản lý để giải quyết.

- Với đồng nghiệp

Với khách hàng có thể sự khó chịuchỉ thoáng qua, bởi dù sao, bạn cũng không gặp họ mỗi ngày. Thế nhưng với đồngnghiệp, hãy cẩn trọng vì một sự mâu thuẫn dù nhỏ cũng để lại hậu quả lâu dài. Vìthế, nếu đồng nghiệp đang nóng giận và nặng lời với bạn, dù biết bạn không sai,nhưng tốt nhất hãy đợi đến khi người đó bình tĩnh lại rồi gặp nhau nói chuyện.Lúc đó, bạn cứ bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình và cố gắng xây dựng một mốiquan hệ tốt với đồng nghiệp. Dù có thể mất thời gian và bạn phải ấm ức hơi lâumột chút, nhưng khi mọi chuyện đã xuôi chèo mát mái thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu,thoải mái hơn nhiều. Hơn nữa, cách cư xử người lớn của bạn cũng khiến đồngnghiệp phải nể phục.

- Với sếp

Với sếp, đương nhiên, bạn càngphải thận trọng và cư xử đúng mực hơn. Nếu sếp phàn nàn về dự án bạn đang care,đừng vội vàng đưa ra lời phản bác. Bạn phản ứng thế nào còn phụ thuộc vào mốiquan hệ của bạn với sếp. Rất có thể, sếp la mắng bạn chỉ vì một phút nóng giận,nhưng khi bình tĩnh trở lại, sếp sẽ biết điều gì đúng điều gì sai và đủ khả năngđể hiểu các sự kiện diễn ra như thế nào.

Hãy đợi đến khi sếp bớt nónggiận, xin một cuộc hẹn gặp ngắn để có thể trao đổi với sếp về công việc. Lúcnày, bạn có thể giải bày những khó khăn, vướng mắc và xin ý kiến chỉ đạo của cấptrên. Hoặc có thể đóng góp những ý tưởng của bản thân để đưa ra định hướng cụthể cho công việc trong thời gian tới.

Như thế, dù là với đối tượng nào,bạn cũng không nên nóng nảy hay phản ứng gay gắt khi người ta không thiện cảmhoặc cáu giận với mình. Chẳng phải vô cớ mà có câu “một điều nhịn chin điềulành”, vì thế hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tìm thời điểm nói chuyện cho phù hợp,mọi vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Theo Hải Như
DV