Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em "mua vải một lần, dùng được cả năm"

Với gợi ý này của chúng tôi, bạn vừa có thể giải cứu vải Bắc Giang, vừa có vải ăn quanh năm chẳng sợ hết mùa.

CÁC BƯỚC LÀM

  • 1.Chần vải với nước sôi
  • 2.Đun nước đường
  • 3.Ngâm vải

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1. Vải tươi 1kg
  • 2. Đường kính hoặc đường nâu 400gr
  • 3. Muối hạt 1 ít
  • 4. Nước đá lạnh 1 âu lớn

Những ngày gần đây, từ trên Facebook tới chợ hay siêu thị, đâu đâu chúng ta cũng thấy những thông tin về chiến dịch "giải cứu vải Bắc Giang". 1kg vải thiều ở thời điểm hiện tại chỉ rơi vào khoảng 20-25k. 

Mức giá đó cũng có thể coi là khá rẻ rồi. Tuy nhiên, vấn đề khiến các chị em băn khoăn chính là: Các điểm bán vải Bắc Giang thường đóng 5-10kg vải/1 túi. Mua nhiều thế, ăn đến bao giờ mới hết?! Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều đó, vậy thì hãy vào bếp và chế biến vải theo gợi ý của chúng tôi.

Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em mua vải một lần, dùng được cả năm-1

Vải ngâm đường dùng để pha trà (Ảnh minh họa)

Bạn sẽ có vải ăn quanh năm mà chẳng sợ hết mùa với cách làm này.

Số lượng các nguyên liệu mà chúng tôi gợi ý trong bài viết này phù hợp để ngâm khoảng 1kg vải.\

Chần vải với nước sôi

Vải sau khi mua về, chị em hãy cắt cuống và rửa nhiều lần với nước cho đến khi thấy nước rửa vải không còn đục nữa thì thôi. Sau đó, đun 1 nồi nước sôi và thả vải đã rửa sạch vào chần trong khoảng 2 phút.

Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em mua vải một lần, dùng được cả năm-2

Đợi nước sôi sùng sục rồi mới thả vải vào nha!

Đợi cho vải nguội bớt, bạn bóc vỏ và dùng kéo/ống hút to/dao khoét nhẹ phần đầu quả vải để dễ tách bỏ hạt vải. Vải sau khi bóc vỏ và tách hạt, bạn thả vào ngâm trong bát nước đá lạnh.

Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em mua vải một lần, dùng được cả năm-3

Ngâm trong nước lạnh sẽ giúp vải giòn hơn

Bạn lặp lại thao tác trên cho đến khi tách hết hạt vải. Ngâm vải trong nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo.

Đun nước đường

Bạn cho 500 ml nước vào nồi, bật bếp nấu cho nước sôi thì thêm 400gr đường và 1/4 muỗng cà phê muối, khuấy cho tan sau đó tắt bếp, để cho nước đường nguội hoàn toàn.

Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em mua vải một lần, dùng được cả năm-4

Khuấy nhẹ trong khi đun để đường và muối tan vào nước

Ngâm vải

Bạn cần chuẩn bị những hũ thủy tinh có nắp kín để việc ngâm và bảo quản vải ngâm được tốt hơn. Đừng quên trụng hũ với nước sôi để khử trùng và lau khô trước khi tiến hành ngâm vải nhé!

Bạn thả những trái vải đã sơ chế vào hũ, đổ hỗn hợp nước đường đã nguội hoàn toàn vào, sao cho nước ngập xâm xấp các quả vải. Đậy nắp thật kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Chung tay giải cứu vải Bắc Giang và đây là cách chế biến giúp chị em mua vải một lần, dùng được cả năm-5

Để vào ngăn mát tủ lạnh là xong!

Vậy là bạn đã hoàn thành xong việc ngâm vải với đường rồi đấy! Với cách làm này, chị em có thể bảo quản vải trong vòng 3-6 tháng. Vải đã ngâm đường có thể dùng để pha trà hoặc nấu chè. Hương vị đảm bảo vẫn tươi mới và thơm ngon như thường.

Tùy vào khẩu vị mà chị em có thể tăng hoặc giữ nguyên lượng đường khi nấu nước đường ngâm vải.

Chúc bạn thành công với cách làm vải ngâm đường này để có vải dùng cả năm nhé!

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/chung-tay-giai-cuu-vai-bac-giang-va-day-la-cach-che-bien-giup-chi-em-mua-vai-mot-lan-dung-duoc-ca-nam-222021295215652508.htm

vải thiều


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.