Điểm mặt 7 món chả độc đáo, gắn liền với bữa cơm hằng ngày của người Việt, món số 4 tỉnh nào cũng có

Mỗi món chả có một đặc trưng riêng, nhưng vị ngon của chúng thì chỉ cần nhắc tên thôi là rất nhiều người đã phải gật gù công nhận.

Mỗi món chả có một đặc trưng riêng, nhưng vị ngon của chúng thì chỉ cần nhắc tên thôi là rất nhiều người đã phải gật gù công nhận.

1. Chả mực

Món chả này là một trong những đặc sản nổi bật của tỉnh Quảng Ninh. Chả mực làm kì công với nguyên liệu chính là mực. Mực phải tươi sau đó muốn giữ nguyên độ ngọt, giòn mà dai, nhất định phải giã tay, mực giã đến khi thấy dẻo dính thành khối thì mới bỏ vào rán trong chảo ngập dầu.

Thường chả mực thành phẩm ở chợ đã rán qua một lượt, về chỉ cần rán nóng là ăn được ngay. Chả mức rán vừa tới vàng ruộm, thơm nức nở, khi ăn chấm cùng tương ớt hay mắm ớt đều ngon hết xảy. Khi ăn, miếng chả thơm, ngọt đậm và rất giòn. Món này còn được ăn kèm với bánh cuốn, xôi....

Vì nguyên liệu vốn không rẻ, cách làm lại kì công nên giá chả mực khá cao, trung bình khoảng từ 300 đến 500 ngàn/kg tùy loại.

2. Chả cốm

Món chả mang đặc trưng của Hà Nội này là niểm thương nhớ của nhiều người con Thủ đô khi đi xa. Chả cốm tất nhiên không thể thiếu thành phần là cốm, nhưng tỷ lệ cốm và thịt sao cho vừa đủ để miếng chả dai, ngọt nhưng vẫn thơm vị cốm thì mỗi nhà một bí quyết riêng.

Cái hay của chả cốm là khi ăn sẽ cảm nhận được cái ngọt, chút dai dai, nhựa nhựa của cốm non. Món này rán nóng ăn vã rất ngon, còn muốn đỡ hao hơn thì ăn kèm cơm cũng rất hợp vị. Gần đây, chả cốm còn thường xuyên xuất hiện trong bún đậu như một loại gia giảm không thể thiếu.

3. Chả quế

Song song với chả cốm, Hà Nội còn có một món chả khác cũng nổi tiếng không kém, đó là chả quế. Cũng chỉ làm từ thịt nạc loại ngon, giã nhuyễn nhưng cái đặc biệt của chả quế là lớp vỏ màu cam dai dai, thơm nhẹ mùi quế. Chả quế không làm thành bánh hay tảng lớn mà được đắp quanh khuôn hình trụ tròn, khi ăn hoặc có khách mua mới cắt từng miếng.

Bởi có hỗn hợp quế ở lớp vỏ ngoài cùng nên chả quế thơm hơn các loại chả khác. Vì đặc trưng này là mà loại chả này thường được ăn kèm bánh dày, xôi. Chả quế cũng là món xuất hiện trên mâm cơm cúng của nhiều gia đình miền Bắc.

4. Chả cá

Trong các loại chả thì chả cá là món chả phổ biến nhất và nhiều khác biệt nhất. Nói vậy vì bởi gần như tỉnh nào, vùng nào cũng có chả cá, nhưng chả cá mỗi nơi mỗi khác, phần bởi khẩu vị, phần bởi loại cá được sử dụng làm chả.

Các loại chả cá thường thấy nhất có thể kể đến như cá rô, cá thu, cả basa hay cá thác lác. Chả địa danh có chả cá nổi tiếng nhất phải kể đến như Quy Nhơn, Nha Trang... Ở miền Bắc, chả cá thường làm thành từng cái nhỏ, mỏng, còn ở miền biển, chả cá sẽ được làm thành từng bánh lớn, khi ăn sẽ chiên rồi cắt nhỏ vừa miếng. Chả cá cũng là món thường thấy trong các loại bún, miến, bánh canh.

5. Chả bò

Cùng từ nguyên liệu thịt bò, khá nhiều vùng miền đều mang làm giò, chả, nhưng nổi bật phải kể đến chả bò của Đà Nẵng. Chả bò Đà Nẵng hơi ngọt, có vị cay đặc trưng của tiêu ớt, khi ăn có vị giòn, đậm đà của thịt bò ít pha phách. Chả bò ngoài cắt lai rai nhậu, còn rất hợp để ăn cùng cơm hay xắt nhỏ kẹp bánh mì.

6. Chả cua

Chả cua là đặc sản nổi tiếng của Huế. Cách làm món chả này là lấy thịt cua biển trộn với giò sống, xay nhuyễn rồi tha hồ mà chế biến các món ăn theo ý. Chả cua hấp lên hoặc chiên đều ngon cả, khi ăn miếng chả thơm, đậm vị khiến người ta cứ muốn ăn hoài, ăn mãi.

Chả cua thường thấy và quen thuộc với nhiều người nhất qua món bún bò Huế. Thường mỗi tô bún bò Huế chỉ có một viên chả cua nhưng hương vị hấp dẫn của nó thì không thể phủ nhận được.

Chả cua bán trên thị trường thường dưới dạng nguyên liệu thô, nghĩa là hỗn hợp chả cua sống, khi mua về bạn có thể nấu canh, chiên tùy ý.

7. Chả trứng

Nếu là fan của cơm tấm, hẳn bạn sẽ biết rằng phần cơm tấm sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu món chả trứng. Cái thú vị của chả trứng này món này được làm từ nhiều loại nguyên liệu lắm, nào thịt, mộc nhĩ, miến, hành tây, gia giảm nhưng người ta lại lấy trứng để đặt tên cho loại chả này.

Có lẽ bởi lượng trứng dùng trong món chả khá nhiều, và mặt chả có màu vàng đặc trưng của trứng. Chả trứng làm không khó nhưng phải làm khéo để khi ăn có vị, ngọt bùi, không được có mùi tanh. Chả trứng khi hoàn thành sẽ có kết cấu nguyên tảng, có thể dễ dàng cắt miếng tùy ý để thường thức cùng cơm.

Theo Helino


món chả


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.