Mách chị em bỏ túi cách tránh mua nhầm thịt gà thải chất lượng kém ở ngoài chợ

Nắm bắt kỹ những dấu hiệu nhận biết thịt gà kém chất lượng sẽ giúp người tiêu dùng khi mua gà mua được thịt gà ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn.

Nắm bắt kỹ những dấu hiệu nhận biết thịt gà kém chất lượng sẽ giúp người tiêu dùng khi mua gà mua được thịt gà ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn.

Để tránh mua nhầm gà thải kém chất lượng, tùy vào từng loại gà mà có các cách nhận biết độ tươi ngon của sản phẩm, theo Wikihow:

1. Thịt gà sống

Kiểm tra sự thay đổi về màu sắc

Thịt gà tươi khi còn sống sẽ có màu hồng tươi của thịt. Khi bắt đầu hỏng, màu thịt sẽ chuyển dần sang xám. Nếu thịt gà có màu tối dần, bạn nên sử dụng thịt ngay trước khi nó trở nên tệ hơn. Một khi thịt gà có màu xám thay vì hồng thì không nên sử dụng nữa.

Nếu bạn chế biến thịt gà bị hỏng, thịt sẽ vẫn có màu tối chứ không có màu trắng sáng. Tuy nhiên việc ăn chúng có thể khiến bạn bị đau bụng thậm chí là ngộ độc.

Ngửi thịt gà

Thịt gà sống nếu bị hỏng sẽ có mùi nặng. Một số người miêu tả nó như là mùi "chua", trong khi số khác cho rằng nó có mùi như ammoniac. Nếu thịt gà bắt đầu có mùi nặng hoặc mùi khó chịu thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.

Thịt gà cũng có mùi khó chịu khi chế biến, tốt nhất bạn nên bỏ đi nếu bạn ngửi thấy mùi khác thường.

Chạm vào thịt

Việc chạm vào thịt để kiểm tra thì hơi khó nhận biết hơn nhìn màu sắc hoặc ngửi mùi vì thịt gà vốn bóng nhờn và hơi nhớt khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu thịt gà vẫn còn nhớt sau khi rửa nước thì có thể đã bị hỏng. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy thịt gà nhớp nháp thì thịt cũng gần hỏng.

2. Thịt gà đông lạnh

Xem lớp băng đóng trên thịt

Nếu có một lớp băng dày đóng trên thịt gà thì có nghĩa là thịt không còn tươi nữa. Lớp băng sẽ dày như đá trong tủ đông lâu ngày chưa tan. Thịt gà đông lạnh trong thời gian ngắn sẽ không có lớp băng dày nếu được thực hiện đúng cách.

Kiểm tra vết cháy đông

 Vết cháy đông là đốm hoặc vệt trắng trên thịt gà nhưng không phải là mỡ. Nó thường sẽ cứng hơn vùng da xung quanh và hơi phồng lên. Mặc dù nó không gây hại cho bạn nhưng sẽ làm thịt gà không còn ngon

Xem kỹ màu sắc

Thịt gà đông lạnh sẽ khó kiểm tra màu sắc hơn. Thịt gà cũng sẽ bị sẫm màu tương tự như thịt sống và thịt đã qua chế biến, với màu xám nhạt hoặc màu vàng của mỡ. Nếu thịt có màu xám đậm thì bạn nên bỏ đi.

3. Kiểm tra thịt gà đã qua chế biến

Ngửi thịt gà

Việc kiểm tra mùi của thịt đã qua chế biến cũng tương tự như với thịt gà sống nhưng đôi khi sẽ khó nhận biết chất lượng thịt nếu gia vị lấn át mùi của chúng. Nếu thịt gà có mùi như trứng thối hoặc lưu huỳnh thì nó đã bị hỏng.

Kiểm tra sự thay đổi màu sắc nếu như có thể

 Đôi khi bạn không thể kiểm tra màu sắc nếu thịt gà được lăn bột hoặc vì nước gia vị ướp. Nếu phần thịt bên trong đã qua chế biến chuyển từ màu trắng sang màu xám thì không thể ăn được.

Kiểm tra xem thịt có bị mốc hay không

Vết mốc là dấu hiệu rõ nhất cho thấy thịt gà bị thối, hỏng và không ăn được. Nếu thịt có những đốm xanh, đen hoặc có các loại vi sinh hình thành trên bề mặt thì thịt đã bị hỏng và nên bỏ đi ngay lập tức. Kể cả mùi 'lạ' lúc này cũng làm bạn khó chịu.

Nếm thử thịt gà trước khi nuốt

Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về độ an toàn và sợ lãng phí khi thịt gà đã nấu chín thì có thể nếm thử một miếng. Thay vì nhai và nuốt thịt ngay lập tức, bạn nên nhai thật chậm và dừng lại để kiểm tra mùi vị. Nếu thịt có vị “lạ” hoặc có vị chua, thì đồng nghĩa với việc món ăn của bạn đã hỏng.

Theo PL. TPHCM


thịt gà

mẹo nội trợ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.