Trước việc nhiều hộ nông dân mất đất nhưngchưa được đền bù từ kế hoạch xây cổng chào, trao đổi với chúng tôi,ông Nguyễn Công Trường, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 nămThăng Long TP Hà Nội cho biết, trách nhiệm này thuộc về các huyện.

Theo ông Trường, ngay khi thành phố Hà Nội cóchủ trương xây dựng các cổng chào, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho UBNDcác huyện có mặt bằng được quy hoạch xây dựng 5 cổng chào (gồm Gia Lâm, PhúXuyên, Hoài Đức, Đông Anh) tự lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng cũngnhư tạm ứng ngân ra đền bù theo quy định cho các hộ dân.

Hơn 2.000m2 đất nông nghiệp nhiều hộ dân ở xã Ninh Hiệp đang vui sâu dưới các lớp cát nhưng chưa nhận được một đồng tiền đền bù. Ảnh: T.Đảng.

“Có thể do huyện Gia Lâm cònvướng mắc trong các thủ tục hành chính hoặc ngân sách còn eo hẹp nên chưađền bù cho người dân, nhưng nếu như vậy lãnh đạo các địa phương cần làm báocáo lên thành phố để có phương án giải quyết”, ông Trường nói.

Như chúng tôi phảnánh, thực hiện phương án xây các cổng chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long - HàNội, trung tuần tháng 6 vừa qua, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cho các địaphương giải tỏa hàng nghìn m2 đất nông nghiệp ven các trục đường chính dẫnvào nội đô. Tuy nhiên, do chủ trương đưa ra muộn và chưa có sự thống nhấtcao nên kỳ họp HĐND vừa qua đã không tán thành việc xây cổng chào khiến kếhoạch này phải dừng lại. Điều này khiến cho hàng trăm hộ dân có đất nôngnghiệp bị san lấp có nguy cơ không được đền bù.

Qua tìm hiểu của chúngtôi, đến hôm nay, trong 4 huyện có đất bị giải phóng để xây cổng chào,có 3 huyện là Phú Xuyên, Hoài Đức, Đông Anh hoàn thành việc đền bù cho cáchộ nông dân, riêng huyện Gia Lâm chưa xong vì khoảng 100 hộ dân có đất bịsan lấp vẫn chưa nhận được tiền đền bù.

"Biết lấy nguồn ngân sách ở đâu?..."

Ông Lê Văn Điện, Phó trưởngthôn 8, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, địa phương có hơn 2.000m2 đất nôngnghiệp được giải phóng để xây cổng chào trên quốc lộ theo hướng Hà Nội –Lạng Sơn, cho biết, gần một tháng kể từ khi thành phố Hà Nội có văn bản dừngxây cổng chào, gần 100 hộ dân có đất bị thu vẫn chưa nhận được bất kỳ thôngtin nào từ các cơ quan có chức năng. “Là chính quyền cơ sở hàng ngày tiếpxúc với người dân, nghe họ phàn nàn về việc mất đất chưa được đền bù chúngtôi không biết trả lời thế nào. Lãnh đạo thôn rất mong các cơ quan chức năngsớm có phương án để thôn thông báo với người dân”, ông Điện nói.

Ông Nguyễn Huy Việt, Chủ tịchUBND huyện Gia Lâm cho biết, theo phương án xây dựng cổng chào được thànhphố đưa ra, chậm nhất 1/7 huyện phải hoàn thành việc giải phóng mặt bằng đểbàn giao cho đơn vị thi công. Và sau khi có mặt bằng, để kịp tiến độ, đơn vịthi công đã gấp rút vào đổ đất cát để san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, sau đóphương án bị dừng và thành phố đã chỉ đạo huyện khắc phục hậu quả.

Không những không được đền bù, các hộ nông dân mất đất còn lo lắng ruộng của họ khó tái sản xuất.

“Việc đền bù cho các hộ dâncó đất bị san lấp huyện không thể tiến hành do biết lấy nguồn ngânsách ở đâu và quan trọng hơn là thành phố chưa quyết định thu hồi đất củacác hộ dân. Để khắc phục việc này, huyện đang yêu cầu đơn vị thi công làCông ty Cổ phần Him Lam phải nhanh chóng xúc bỏ toàn bộ số đất cát đã đổxuống ruộng và trả lại mặt bằng trong thời gian sớm nhất”, ông Việt nói.

Các hộ dân ở thôn 8, xã NinhHiệp, cho biết, đồng ruộng của họ là nền trũng nên việc xúc hết lượng cáthàng trăm m3 đồng nghĩa với việc xúc đi những lớp đất bùn mầu mỡ đã đượchình thành từ nhiều năm qua. “Người dân chúng tôi khó mà gieo trồng lạikhi đất mầu mỡ đã bị xúc đi hoặc nền ruộng sót đầy cát sỏi”, ông Ngô VănThùy, một hộ dân có 1,5 sào đất trồng lúa bị san lấp, bức xúc nói.

Theo Trọng Đảng
Đất Việt