63 tuổi, lương hưu 35 triệu đồng/tháng, từng đau lòng vì con trai từ chối sống cùng: Khi nằm viện, tôi mới ngộ ra phúc báo lớn nhất của đời mình

Sau khi biết được câu chuyện của chị Hạ, tôi mới cảm thấy mình là người may mắn và hạnh phúc nhất trên đời.

Con cái cự tuyệt không muốn chăm sóc

Tôi tên là Lý Hồng Vân, năm nay 63 tuổi. Chồng hơn tôi hai tuổi. Chúng tôi đều là công nhân đã về hưu. Tiền lương hưu của chúng tôi khá ổn, nếu tính cả hai thì mỗi tháng phải được 1 vạn NDT (tương đương với 35 triệu VND).

Chúng tôi có một đứa con, năm nay con 39 tuổi, hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân ở thành phố. Công việc khá ổn định, lương mỗi tháng khoảng 9000 vạn NDT (tương đương với 31,5 triệu VNĐ), còn con dâu là một nhân viên văn thư, thu nhập mỗi tháng tầm 5000 NDT (tương đương với 17,5 triệu VND).

Các con kết hôn xong, tôi nhẹ lòng hẳn, vì nghĩ rằng mình sẽ có cuộc sống thoải mái và bớt lo nghĩ hơn. Lúc con trai kết hôn cũng là lúc tôi nghỉ hưu, bản thân ở nhà không có việc gì phải làm nên có thể qua nhà các con giúp đỡ mấy việc vặt. Với lại sau này tôi cũng tính là ở đó an dưỡng tuổi già.

Nhưng tôi không ngờ rằng, tôi bị các con từ chối. Con trai tôi nói rằng nhà quá nhỏ nên sợ tôi đến sẽ không thoải mái. Nói chung, con đưa ra một đống lý do một câu vì mẹ, hai câu vì mẹ. Nhưng trong lòng tôi lại nghĩ lý do chỉ là hai đứa không thích tôi. Tôi thấy bọn trẻ bây giờ thật là vô tình.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy việc tốt nhất là dựa vào bản thân mình. Nhưng người không sinh con, không phải mang nặng đẻ đau thì không phải tiêu hao sức lực, tiền bạc để nuôi nấng một đứa trẻ. Lúc còn trẻ cố gắng làm việc, tiết kiệm tiền, về già có thể có cuộc sống tự do theo ý muốn của mình. Sau đó, đến một độ tuổi nhất định, muốn thuê bảo mẫu, muốn đến viện dưỡng lão thì quyết định.

Con trai tôi kết hôn được bao nhiêu năm thì chúng tôi thất vọng con ngần ấy năm. Cho đến khi một lần nằm viện tôi mới thay đổi suy nghĩ của mình.

63 tuổi, lương hưu 35 triệu đồng/tháng, từng đau lòng vì con trai từ chối sống cùng: Khi nằm viện, tôi mới ngộ ra phúc báo lớn nhất của đời mình-1

Bước ngoặt thay đổi suy nghĩ

Qua Tết không lâu, do không cẩn thận, tôi bị ngã, đau thắt lưng nên phải nằm viện phẫu thuật.

Trước khi làm phẫu thuật 3 ngày, chồng tôi đến viện chăm sóc. Vết thương không quá nghiêm trong, tôi có thể tự ăn, tự vệ sinh được, chồng có thể hỗ trợ tôi một số việc. Nhưng khi tôi phẫu thuật xong, thuốc gây mê hết cũng là lúc tôi cảm nhận được rõ ràng vết thương đau như thế nào. Chỉ cựa một chút thôi là đau vô cùng.

Sức khỏe của chồng không được tốt cộng với tình hình của tôi như vậy, ông ấy đành gọi các con đến chăm sóc mẹ.

Tôi cứ nghĩ là hai đứa sẽ không tới, tôi tính sẽ phải thuê người ngoài. Nhưng, tôi ngỡ ngàng khi các con xuất hiện. Con trai ở với tôi một hôm rồi về, từ ngày thứ hai trở đi thì con dâu và chồng thay nhau chăm sóc tôi.

Có nhiều người nói, tôi có con dâu chăm sóc là tốt quá rồi. Tuy nhiên, thực tế, khi con dâu chăm sóc, con cằn nhằn khá nhiều. Hôm nào mẹ chồng con dâu cũng phải có chuyện ầm ĩ to nhỏ. Mỗi lúc như vậy tôi bảo con nếu không muốn thì cứ việc về, tôi có tiền sẽ thuê bảo mẫu đến. Nhưng dù tôi nói gì con chỉ nói đi nói lại vài câu rồi bỏ đi. Lúc sau thì thái độ của con lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

Nhận ra hạnh phúc của bản thân

Sau ba ngày phẫu thuật, phòng bệnh của tôi có thêm một người đến, chị Hạ. Chị ấy cũng giống tôi đau ở phần thắt lưng, cũng phải phẫu thuật. Vốn là người quảng giao, chưa đến một ngày tôi và chị đã làm quen với nhau.

Sau một thời gian, tôi phải thay đổi suy nghĩ. Chị được một người cháu đưa đến bệnh viện, vì không có ai chăm sóc nên đã thuê một bảo mẫu. Tuy nhiên, bảo mẫu cả ngày chỉ biết xem điện thoại, thậm chí còn cáu gắt với chị Hạ, ra ngoài chơi mà quên mang cơm cho chị.

Lần nào tôi cũng phải nhờ con dâu mang cơm giúp người bạn. Gặp người chăm sóc tệ như vậy nhưng chị Hạ chưa bao giờ muốn thay ai khác. Căn bản cháu trai cầm thẻ lương chi tiêu nên muốn làm gì cũng phải thông qua cháu.

Hơn nữa, cháu trai của chị cũng không phải là đứa hiếu thảo. Cho dù chị đã nằm viện hơn nửa tháng mà tôi mới thấy cháu đến có hai lần. Một là khi chị nhập viện, lần thứ 2 là khi cần người ký giấy phẫu thuật.

Chị đến bệnh viện sau tôi, mặc dù vết thương của chị nhẹ hơn nhưng bác sĩ khuyên ở viện quan sát thêm vài hôm, tuy nhiên cháu của chị lại muốn chị chị xuất viện luôn để thanh toán tiền bảo hiểm sớm.

Hôm ấy, chị ngồi xe lăn nói với tôi lời tạm biệt. Chị nói một câu làm tôi thấy chạm lòng: Chị rất ngưỡng mộ em, em có một người con dâu hiếu thảo ở bên cạnh.

Lúc đó, tôi đáp lại một cách khách khí: "Em lại ngưỡng mộ chị, lương hưu cao, con cháu lại quan tâm."

Nói xong, tự nhiên tôi có chút hụt hẫng. Tôi không biết chị nghĩ như thế nào, nhưng nói câu đó, tôi mới nhận ra bản thân mình thật may mắn vì có con dâu, con trai ở cạnh.

Mặc dù không phải ở bên cạnh thường xuyên, tuy nhiên gia đình có chuyện gì thì các con ngay lập tức có mặt. Tôi thấy các con không phải là người vô tình vô nghĩa giống như suy nghĩ của tôi ngày trước. Các con đã chăm sóc tôi nửa tháng liền. Điểm này, tôi thấy mình hạnh phúc hơn chị nhiều lần.

Vậy nên, sau khi nằm viện, được quen biết được chị, tôi nhận ra bản thân mình có một đứa con là một chuyện hạnh phúc nhất trên đời. Cho dù tiền lương hưu cao, bảo mẫu tốt như thế nào đi chăng nữa nhưng cũng không bằng có đứa con ở bên cạnh chăm sóc mình.

 

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/63-tuoi-luong-huu-35-trieu-ong-thang-tung-au-long-vi-con-trai-tu-choi-song-cung-khi-nam-vien-toi-moi-ngo-ra-phuc-bao-lon-nhat-cua-oi-minh-a435562.html

Hôn Nhân


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.