Alan Greenspan dự đoán sai về tương lai đồng euro?

Năm 2007, ông Alan Greenspan, trong lần trả lời phỏng vấn với một tờ báo của Đức cho rằng đồng euro sẽ có thể thay thế đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới hoặc cuối cùng được giao dịch với tầm quan trọng tương đương.

Với cuộc khủng hoảng đang diễn ra, rất nhiều năm nữa mới có thểkỳ vọng đồng euro hồi phục chứ chưa nói đến chiến thắng đồng USD.Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan một lần nữa đãsai.

Năm 2007, ông Alan Greenspan, trong lần trả lời phỏng vấn với một tờbáo của Đức cho rằng đồng euro sẽ có thể thay thế đồng USD trong vaitrò đồng tiền dự trữ của thế giới hoặc cuối cùng được giao dịchvới tầm quan trọng tương đương.

Cho tới năm 2009, dự báo của ông Greenspan dường như đã đúng. Từ khichính thức được lưu hành vào ngày 1/1/1999, đồng euro đã trở thànhđồng tiền dự trữ lớn thứ 2 trên thế giới sau đồng USD.

Trên thực tế, so với các đồng tiền “đối thủ” khác, đồng euro đãgiành được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư lớn trên thế giới. Sau 1thập kỷ tồn tại, dự trừ bằng đồng euro trong dự trữ tiền tệ thếgiới tăng từ 18% lên 28%.

Hàng ngày, khoảng 330 triệu người châu Âu sử dụng đồng euro, ngoàira 175 triệu người khác sử dụng đồng tiền neo tỷ giá vào đồng euro.Dù vậy, ngay cả nếu khủng hoảng nợ chính phủ hiện nay không xảy ra,còn lâu đồng euro mới chiến thắng đồng USD.

Khủng hoảng đã khiến những quan điểm giống như của ông Greenspan cóphần hơi quá lạc quan. Ngân hàng Trung ương châu Âu mới đây đã chấpthuận kế hoạch 750 tỷ euro để ngăn khủng hoảng nợ châu Âu.

Châu Âu đã phát đi thông điệp châu lục này sẽ không bao giờ để đồngeuro sụp đổ. (Khi mới được công bố, gói giải cứu 750 tỷ euro có giátrị tương đương gần 1 nghìn tỷ USD, nay khi đồng euro hạ giá quá sâu,trị giá gói giải cứu chỉ còn 921 tỷ USD). Gói giải cứu cũng bộc lộnhững vấn đề cấu trúc tại châu Âu.

Alan Greenspan dự đoán sai về tương lai đồng euro?

Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu (Ảnh: BBC)

Hiệp ước Maastricht ký kết năm 1992 đã đưa ra khung thể chế cho khuvực đồng tiền chung châu Âu và thành lập đồng tiền chung châu Âu, quyđịnh rằng không có nước nào được giải cứu.

Quy định đó để ngăn hậu quả tệ hại của chính sách tài khóa yếukém và bảo vệ trật tự tài khóa trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.Trong khi đó, hiệp ước về đảm bảo ổn định và tăng trưởng yêu cầu tấtcả các nước châu Âu phải giữ mức thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP, tỷ lệnợ/GDP dưới 60%, lạm phát trong khoảng thời gian 12 tháng thấp hơn 3,2%.Tuy nhiên, phần lớn các nước châu Âu không thực hiện đúng quy định.

Cũng không có gì ngạc nhiên nếu nhiều nước thuộc khu vực đồng tiềnchung châu Âu không thể thực hiện được quy định ban đầu. Nhóm nền kinhtế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu quá thiếu liên kết để có thểthực hiện được bất kỳ quy định nào.

Phần lớn các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cho vay va vaytiền lẫn nhau. Tây Ban Nha nắm 1/3 nợ của Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha nợĐức 238 tỷ USD. Số nợ của Ý với Pháp gấp đôi con số trên.

Vì thế dù theo, hiệp ước Maastricht, Hy Lạp phải cơ cấu lại cáckhoản nợ; phần lớn ngân hàng lớn trong khu vực đồng tiền chung châu Âucho Hy Lạp vay nhiều tiền và hẳn sẽ khó khăn không ít nếu Hy Lạp táicơ cấu nợ.

Khủng hoảng nợ chính phủ tại châu Âu bộc lộ sự thiếu hiệu quảcủa việc chính sách tiền tệ chung áp dụng với nhiều nước có nềnkinh tế khác nhau. Tây Ban Nha phải điều chỉnh nền kinh tế với tỷ lệthất nghiệp 20%. Chính phủ Đức cố gắng ngăn kinh tế tăng trưởng quánóng.

Thiếu sự thống nhất về chính trị để quản lý các mục tiêu kinh tếkhác nhau, hiệp ước Masstricht khó có thể thành công. Không ở nơi nàosự khác biệt trở nên quá lớn như tại châu Âu. Chủ tịch Ngân hàng Trungương châu Âu bị chính phủ nền kinh tế hàng đầu châu Âu, trong đó cóĐức, về quyết định mua nợ chính phủ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ ĐàoNha.

Chính phủ các nền kinh tế lớn của châu Âu lo lắng động thái củaECB sẽ đẩy lạm phát tăng cao. Trong khi đó nhóm nền kinh tế Nam Âu yếukém cần tiền củ ECB. Cộng đồng quốc tế đặt dấu hỏi liệu Ngân hàngTrung ương châu Âu có tiếp tục đưa ra chính sách ngăn lạm phát hiệu quảnếu xét đến động thái trên.

Liệu đồng euro có biến mất? Chắc chắn chưa đến lúc. Thế nhưngnhững gì đã xảy ra và gói giải cứu khiến khả năng chiến thắng đồngUSD của đồng euro đi xuống nhiều. Đồng euro có thể bị định giá lại vàtiếp tục suy giảm xuống dưới cả mức thấp ít thấy so với đồng USD đãthiết lập gần đây. Dường như ngài Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED danhtiếng, đã sai.

Theo Ngọc Diệp
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.