Bỏ bậc thang để… tăng giá điện

Bỏ bậc thang hoặc rút xuống còn hai bậc như mong muốn của lãnh đạo Hiệp hội năng lượng Việt Nam sẽ không còn bao cấp giá điện tràn lan, đồng nghĩa với việc ngoài các hộ nghèo, hộ chính sách, các trường hợp còn lại sẽ phải dùng điện với giá cao hơn hiện nay

Trong khi Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN) một mực muốn bỏ cách tính giá điện bậc thang thìchính Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cơ quan được EVN đề nghị thay ngành điệnđề bạt nguyện vọng này lên Chính phủ, lại cho rằng “hoàn toàn không cầnthiết”.

Bỏ bậc thang hoặc rút xuống còn hai bậc như mong muốn của lãnh đạo Hiệp hộinăng lượng Việt Nam sẽ không còn bao cấp giá điện tràn lan, đồng nghĩa vớiviệc ngoài các hộ nghèo, hộ chính sách, các trường hợp còn lại sẽ phải dùngđiện với giá cao hơn hiện nay. 

Giảm thang để thu hút đầu tư

Lý do EVN muốn xóa cách tính giá điện bậc thang vốn được áp dụng suốt 6 nămqua (từ 2005) theo ông Đậu Đức Khởi, Phó tổng giám đốc EVN vì gây… lãng phíđiện. Ông Khởi phân tích: “Với giá điện 600 đồng một kWh cho 50 kWh đầu tiênđược bán dưới giá thành, ngành điện đang bao cấp từ người giàu đến các nhàđầu tư nước ngoài, gây lãng phí trong sử dụng điện, khiến ngành điện năm nàyqua năm khác không đủ vốn để tái đầu tư phát triển”.

Còn nhớ, khi cách tínhgiá điện theo bốn bậc thang lần đầu được áp dụng đầu năm 2005, lãnh đạo EVNkhi đó từng nhấn mạnh, việc áp dụng giá điện bậc thang là giải pháp hợp lýđảm bảo quyền lợi cho hộ tiêu thụ điện ít và hộ nào dùng nhiều điện sẽ phảitrả mức giá càng cao.

Bỏ bậc thang để… tăng giá điện
Không đủ điện bơm nước, đồng ruộng cháy khô (Ảnh: M.Phong)

Thứ trưởng Công thương Đỗ Hữu Hàoxác nhận: “Với giá điện hiện nay, tình trạng hộ giàu, các ngành sản xuất,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ăn vào giá điện là có”.

Nhìn lại6 năm áp dụng giá bán điện theo bậc thang, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng TrầnViết Ngãi cho rằng: “Tính ra không giải quyết được gì vì cuối cùng EVN vẫnthiếu vốn. Dù tính đến 7 bậc thang nhưng giá điện bình quân lại không vượtquá 1.000 đồng một kWh, không có lãi, không đủ vốn tái đầu tư. Trên thế giớicũng chẳng ai tính giá điện theo bậc thang, đây hoàn toàn là sáng tạo củariêng Việt Nam”.

Song, theo quan điểm của người đứng đầu Hiệp hội Năng lượng: “Thời điểm nàybỏ cách tính giá điện bậc thang là chưa cần thiết và chắc chắn Hiệp hội sẽcó đề xuất lên Chính phủ thay đổi cách tính giá điện hiện hành”. Thay vì bỏcách tính bậc thang, ông Ngãi cho rằng ngành điện vẫn có thể giải quyết thỏađáng bài toán: vừa có vốn tái đầu tư, vừa đảm bảo hỗ trợ hộ nghèo bằng cáchtính giá điện theo hai bậc (hai mức giá).

Cụ thể, vẫn duy trì 50 kWh đầunhưng không bao cấp tràn lan, chỉ trợ giá cho hộ nghèo, vùng sâu vùng xa,học sinh - sinh viên... Ở bậc thang giá điện thứ 2, nguyên tắc tính giá làmsao đảm bảo EVN hạch toán không bị lỗ và có lợi nhuận hợp lý để tái đầu tưphát triển nguồn.

Cần chất lượng dịch vụ tương xứng

Bỏ bậc thang để… tăng giá điện

Mặc dù khẳng định cách tính hai thang giá nói trên sẽ khắc phục được nhữngnhược điểm của giá điện bậc thang tồn tại suốt thời gian qua nhưng ông Ngãicho rằng, không dễ thực hiện sớm trong 1 - 2 năm mà cần lộ trình. Kinh tếViệt Nam thời điểm này chưa sẵn sàng đón nhận giá bán điện lên tới 7 - 8cent một kWh (tương đương 3.000 - 4.000 đồng mỗi kWh) như các nước trong khuvực mà EVN lâu nay vẫn lấy ra để đối chiếu. Tuy nhiên, để EVN không bị lỗkhi xây dựng các nhà máy điện, lộ trình thị trường hóa giá điện cũng khôngnên kéo dài.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng, thay vì giữ giá điện hiện nay, ngành điệncó thể tính toán nâng giá bán nhưng cần đảm bảo chất lượng. “Vì bán điện giáthấp mà cắt điện liên tục như hiện nay, tính ra người dân đang phải bỏ raquá nhiều tiền cho chất lượng dịch vụ không tương xứng. Tiền thiệt hại docắt điện, tiền mua xăng dầu chạy máy nổ, máy phát khi mất điện… đôi khi cònlớn hơn tiền điện phải trả”, ông Ngãi nói.

Đồng tình với quan điểm này, tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng nghiêncứu Quản lý kinh tế trung ương cho rằng, nếu cần thiết ngành điện có thể lậphẳn một công ty quản lý điện công ích cho Nhà nước, không thu tiền điện củagia đình thương binh liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cáchmạng.

“Nếu muốn xóa bao cấp tràn lan, hỗ trợ thực sự cho hộ nghèo, ngànhđiện phải làm triệt để như vậy, thay vì nửa vời như hiện nay, tính ra ngườinghèo vẫn phải mua điện giá cao, còn người giàu lại được hưởng giá điện rẻnhư hiện nay”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo Lam Thanh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.