Còn độc quyền, khó thu hút đầu tư

Theo ông Đậu Đức Khởi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN): Có nhiều dự án điện trị giá nhiều tỉ USD đều là dự án trên giấy vì không có kinh phí triển khai. Trong số các dự án thuộc tổng sơ đồ VI, các dự án do EVN triển khai lên đến 33 tỉ USD (chiếm 35%) nhưng mới thu xếp được 20 tỉ USD.

Khó gọi được vốn đầu tư nước ngoài vì giá bánđiện chưa bảo đảm cho nhà đầu tư có lãi; Kiến nghị Chính phủ ban hành mộtkhung giá mua điện công khai, thống nhất cho doanh nghiệp trong và ngoàinước.

Tại hội thảo quốc tế về giải pháphuy động vốn đầu tư phát triển năng lượng được tổ chức tại Hà Nội ngày 7-7, ôngTrần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, cho biết theo quy hoạch tổng sơđồ điện VI, tổng vốn đầu tư cho ngành điện là 80 tỉ USD.

Trong đó, nguồn điện là 52 tỉ USD,lưới điện là 28 tỉ USD, bình quân mỗi năm cần 4 tỉ USD. Đây là số liệu tính toántừ năm 2005 nên vốn đầu tư thực có thể còn tăng cao hơn do yếu tố trượt giá. Vídụ năm 2005, suất đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.000 USD/KW, đếnnay tăng lên 1.350-1.450 USD/KW.

Còn thiếu điện trong 10năm nữa

Theo ông Đậu Đức Khởi, PhóTổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN): Có nhiều dự án điện trị giá nhiềutỉ USD đều là dự án trên giấy vì không có kinh phí triển khai. Trong số cácdự án thuộc tổng sơ đồ VI, các dự án do EVN triển khai lên đến 33 tỉ USD (chiếm35%) nhưng mới thu xếp được 20 tỉ USD.

Các dự án thuộc các nhà đầutư ngoài EVN cần 52 tỉ USD nhưng hiện còn thiếu 40 tỉ USD. Để minh chứng,ông Khởi dẫn ví dụ Nhà máy Điện Vũng Áng sau khởi công phải “nằm im” 3 thángvì không có vốn. Dự án điện Nghi Sơn vừa được khởi công, tính ra chậm tiếnđộ 6 tháng. Đây là dự án đã thu xếp được vốn vay  của Nhật Bản nhưng khôngcó vốn đối ứng (15%).

Còn độc quyền, khó thu hút đầu tư
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng vẫn chậm tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch (Ảnh: Thế Dũng)

Theo ông Khởi, các doanhnghiệp Nhà nước đã gồng hết sức mình nhưng không thu xếp được vốn đầu tư chocác dự án điện. Việc thu xếp vốn đầu tư nhà máy điện giống cảnh “con kiến màleo cành đa”. Không nhà đầu tư nào dám vay tiền ngân hàng lãi suất 14%-15%để đầu tư xây nhà máy điện mà 4-5 năm sau mới có điện bán. Dù Chính phủ cóchỉ đạo nhưng các ngân hàng cũng không mặn mà cho vay vì yếu tố có lãi khôngđược bảo đảm.

“Xã hội bức xúc với việcthiếu điện nhưng không có vốn đầu tư, không thể có đủ điện. Cho dù có biệnpháp căn cơ về vốn, đến năm 2020 - trước khi có thị trường điện cạnh tranh -VN vẫn thiếu điện nghiêm trọng” - ông Khởi nói.

Chuyện “con gà - quả trứng”

Giải pháp duy nhất để ngànhđiện có đủ vốn thực hiện sơ đồ điện VI hiện nay là thu hút vốn đầu tư nướcngoài. Nhưng nguồn vốn này cũng đang tắc vì việc đầu tư vào ngành điện giốngcâu chuyện con gà - quả trứng, không biết cần vốn trước hay cần cơ chế.

Còn độc quyền, khó thu hút đầu tư

Theo đại diện của Ngân hàngTMCP An Bình, 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ có 1,2 tỉ USDvốn đăng ký vào dự án điện. Đến nay, mới có 2 dự án nguồn điện 100% vốn FDIđược coi là thành công (Nhà máy Điện Phú Mỹ 3, công suất 720 MW và Phú Mỹ2.2 công suất 714 MW). Còn theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), sởdĩ không gọi được vốn nước ngoài vì giá bán điện không bảo đảm cho nhà đầutư có lãi. Giá hấp dẫn đối với nhà đầu tư là 7-8 cent/KWh nhưng giá mua điệncủa EVN hiện nay chỉ 4,5 cent/KWh.

Bên cạnh đó, chưa có khunggiá mua điện công khai và thống nhất, tất cả các dự án đều phải đàm phán hợpđồng mua bán điện với EVN. Ngay cả khi nhà đầu tư bán trực tiếp cho hộ tiêuthụ cuối cùng (bán thẳng điện cho doanh nghiệp trong KCN) vẫn phải có hợpđồng với EVN thỏa thuận việc mua bán khi thừa, khi thiếu về cung cấp điện vìEVN đang độc quyền lưới truyền tải phân phối. Việc đàm phán rất mất thờigian, dự án Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 phải đàm phán giá bán điện trong 4-5 năm.

Nhiều nhà đầu tư và các ngânhàng đều kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành một khung giá mua điện côngkhai và áp dụng thống nhất cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, đáp ứngyêu cầu của nhà đầu tư; cho phép các ngân hàng được cho vay vượt 15% vốn tựcó của ngân hàng để đầu tư các dự án năng lượng.

Giá điện bậc thang đã lỗi thời
Ông Đậu Đức Khởi đề nghị Hiệp hội Năng lượng VN kiến nghị Chính phủ bỏ giá điện bậc thang vì cách tính này gây lãng phí điện, tạo sự không minh bạch. Có nhiều gia đình khá giả mỗi tháng trả 30 triệu đồng tiền điện. Đối với hộ nghèo, mỗi tháng không sử dụng hết 50 KWh bậc thang đầu được tính giá bán dưới giá thành, thông thường chỉ dùng đến 20 KWh. Do đó, việc hỗ trợ 50 kWh đầu tiên theo cách cào bằng mọi đối tượng không có ý nghĩa đối với người giàu và chưa hợp lý với hộ nghèo.

Theo Tô Hà
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.