Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"

Châu Âu vừa chính thức tiết lộ quỹ chống khủng hoảngvới giá trị khổng lồ lên tới 750 tỷ euro (khoảng 1.000 tỷ USD) với sự hợp táccủa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Châu Âu vừa chính thức tiết lộ quỹ chống khủnghoảng với giá trị khổng lồ lên tới 750 tỷ euro (khoảng 1.000 tỷ USD) với sựhợp tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Lãnh đạo các nước châu Âu hy vọng sựcan thiệp mạnh tay này sẽ giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có thểlan rộng, bảo vệ đồng euro và tác động tích cực đến các thị trường tài chính.

Tuy nhiên, căn bệnh khủng hoảng nợ của châu Âu đang có dấu hiệu biến chứngbất chấp những nỗ lực này.

Sử dụng “thuốc liều cao”

Tuần trước, thị trường chứng khoán thế giới đãngập chìm trong sắc đỏ, giá vàng leo lên mức cao nhất trong vòng 5 thángqua, giá dầu thô sụt giảm và đồng euro liên tục lao dốc so với các đồng tiềnchủ chốt trên thế giới.

Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"

Châu Âu đang thực sự lâm nguy?

Hy Lạp, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha bị hạ định mức tín nhiệm nợ. Anh rơivào diện cảnh báo về mức nợ công có thể vượt HyLạp. Nỗi sợ hãi về khả năng lan rộng của cuộckhủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng rõ nét. Nếukhông đưa ra được đơn thuốc hữu hiệu, căn bệnhcó thể sẽ ngày một nặng hơn.

Kế hoạch thành lập quỹ chống khủng hoảng trênđược đưa ra sau khi ngày hôm qua bộ trưởng tài chính các nước EU có cuộc họpkéo dài suốt 11 tiếng đồng hồ. Theo đó, 16 nước thuộc khu vực đồng tiềnchung châu Âu (eurozone) sẽ đóng góp 440 tỷ euro. Ngân sách chung của châuÂu sẽ đóng góp 60 tỷ euro. Phần còn lại 250 tỷ euro sẽ lấy từ “túi” của IMF.

Cao ủy Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ Liên minh châuÂu Olli Rehn nói: “Gói cứu trợ khổng lồ này chứng tỏ rằng chúng tôi sẽ bảovệ đồng euro bằng mọi giá”. Kết quả này có được sau khi Tổng thống Mỹ BarackObama có cuộc điện đàm khẩn với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thốngPháp Nicolas Sarkozy.

Sáng nay, nhóm G20 cũng đã tiến hành họp quatruyền hình để thảo luận tình hình cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu.Trong khi đó, một loạt ngân hàng trung ương của các nước phát triển như Cụcdự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương Canada, Ngân hàng trung ương NhậtBản đã nhảy vào cuộc nhằm giúp ổn định thị trường tài chính châu Âu.

Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"
Bất chấp những khó khăn trong nước, cả Đức và Pháp đều sốt sắng cứu Hy Lạp

Tuần trước, tỷ giáđồng euro so với USD đã xuống đến mức thấp nhấttrong vòng 14 tháng qua khi chốt tuần ở mức 1euro ăn 1,2523 USD. Ngay sau khi các nước châuÂu có động thái tích cực khi tiết lộ gói cứu trợkhổng lồ trên, đồng euro đã ngay lập tức tănggiá trong phiên giao dịch sáng nay tại thịtrường châu Á, lên mức 1 euro đổi được 1,2907USD.

Khó khăn và rạn nứt

Tuy nhiên, số tiền khổng lồ này liệu có trởthành “muối bỏ bể” hay không khi mà những rạn nứt xuất hiện ngày một nhiềugiữa các nước châu Âu cũng như trong nội bộ mỗi nước. Bên cạnh đó, Tây BanNha, Bồ Đào Nha và Italia có thể trở thành một Hy Lạp tiếp theo bất cứ lúcnào.

Ngay sau khi kế hoạch về việc lập quỹ chốngkhủng hoảng được tiết lộ, Anh đã ngay lập tức lên tiếng phản đối. Bộ trưởngTài chính Anh Alistair Darling ngày 9/5 tuyên bố Luân Đôn không thể và sẽkhông ủng hộ ý tưởng thành lập quĩ cứu trợ trị giá khoảng 60 tỷ euro (76 tỷUSD) của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giúp đỡ các nền kinh tế đang gặp khókhăn trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone).

Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"

Chính phủ của bà Merkel đang gặp khó khăn do gói cứu trợ dành cho Hy Lạp

Ông Darlingnêu rõ: "Tôi xin bày tỏ, rất rõ ràngrằng nếu có một đề xuất lập ra một quỹbình ổn cho đồng euro, thì đó phải làvấn đề của các nước thành viên eurozone.Hỗ trợ đồng euro là điều chúng tôi sẽkhông làm và không thể làm".

Nội bộ nước Đức cũng vì kế hoạch giải cứu Hy Lạpmà lục đục. Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel đã thất bạitrong cuộc bầu cử tại bang đông dân nhất nước Đức là Bắc Rhine-Westphalia.

Cử tri đã tức giận khi chính phủ liên minh thôngqua gói cứu trợ trị giá 22,4 tỷ euro (28,6 tỷ USD) mà Đức dành cho Hy Lạp.Thất bại này khiến liên minh cầm quyền của bà Merkel đánh mất đa số tạiThượng viện và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện cácchính sách tiếp theo.

Khi mà cả thế giới vội vã với những bước chạynước rút nhằm cứu cho Hy Lạp khỏi đổ vỡ, ngăn chặn hiệu ứng domino từ đấtnước thần thoại này thì chính trong nội bộ Hy Lạp lại chưa thể thống nhất vềnhững biện pháp của mình.

Các đảng phái chính trị của Hy Lạp bị chia rẽsâu sắc trước kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Một số đảng cánhtả tuyên bố tẩy chay các cuộc đàm phán về kế hoạch cải cách hưu trí bất chấplời kêu gọi của Tổng thống nước này Carolos Papoulias. Các cuộc biểu tìnhtại thủ đô Athens chưa có hồi kết khi người lao động cảm thấy bị tổn thươngdo kế hoạch khắc khổ của chính phủ.

Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"

Đình công và bạo lực có thể khiến nền kinh tế Hy Lạp "suy giảm miễn dịch" trầm trọng hơn

Châu Âu đang cố gắng hết sức nhằm cứu Hy Lạpthoát khỏi khả năng sụp đổ do khoản nợ công khổng lồ mà nước này đang phảigánh chịu. Các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, Canada và nhiều nước kháccũng đang có những động thái tích cực hỗ trợ châu Âu. Tuy nhiên, căn bệnh màchâu Âu mắc phải có lẽ chưa thể giải quyết dứt điểm trong một sớm một chiều,chưa nói đến khả năng biến chứng nếu kéo dài lâu ngày.

Theo Ngọc Biên
Châu Âu: "Gã nhà giàu lâm trọng bệnh"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.