Ung thư tinh hoàn: Nỗi kinh hoàng của nam giới

Ung thư tinh hoàn thường phát triển thầm lặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Ung thư tinh hoàn là nỗi kinhhoàng của nam giới. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ 1% trong tổng số ung thư nam nhưng lạirơi vào độ tuổi nam giới đang sung sức cống hiến cho sự phát triển của xã hội vàhọ còn đang mặn mà với chuyện vợ chồng.

Ung thư tinh hoàn thường phát triển thầmlặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Cơ hội sống mong manh

Ba năm trước, Nguyễn Việt H, 17tuổi thấy đau ngực trái, khó thở và đã đi khám tại một bệnh viện ở Hà Nội. Tạiđây H. được chẩn đoán: U trung nhất và được chỉ định phẫu thuật lấy u. Tuynhiên, khi tiến hành phẫu thuật, do khối u quá lớn, xâm lấn ngay sát các mạchmáu chính nên việc cắt bỏ khối u đã không thể tiến hành. Các bác sĩ chỉ có thểlấy mô bệnh để sinh thiết. Kết quả giải phẫu mô bệnh học cho thấy Nguyễn Việt H.bị ung thư tinh hoàn (semi-noma) và H. được "trả" về nhà.

Ung thư tinh hoàn: Nỗi kinh hoàng của nam giới

Ung thư tinh hoàn thường phát triển thầm lặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong

Đến giờ, H. và gia đình khôngquên nổi cảm giác bi quan và chán nản, bởi lẽ cơ hội sống không còn. Sau khi trởvề nhà, bệnh cảnh của H. trở nên trầm trọng với các triệu chứng đau ngực tráităng dần và xuất hiện khó thở. Ngày 22 tháng 7 năm 2007, H. thấy không thể thởnổi, cảm giác đau tức ngực trái tăng. Gia đình đưa anh đến Trung tâm y học Hạtnhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, các bác sĩ thấy bệnh nhâncó khối u thành ngực trái, tim bị đẩy sang phải (mỏm tim ở cạnh xương ứctrái)...

Bệnh nhân được chỉ định làm thêmmột số xét nghiệm đánh giá tình trạng tổn thương u và tình trạng di căn xa. Saukhi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch màng phổi trái. Ungthư tinh hoàn biểu hiện tại trung thất, phúc mạc.

Sau cơn mưa trời lại sáng

Với các kết luận về bệnh cảnh,các bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần được điều trị bằng hóa chất. Ngay sau lầnđiều trị đầu tiên, khối u thành ngực của H. dã thu nhỏ dần. Sau 20 ngày truyềnhóa chất, tổn thương tại thành ngực đã tan. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị hóachất 3 đợt. Sau đợt điều trị hóa chất tổn thương u vùng trung nhất đã thu nhỏnhiểu, chỉ còn lại tổn thương xơ hóa sau điều trị.

ThS.BS Phạm Cẩm Phương, ngườitrực tiếp điều trị cho H. cho biết: Trong và sau quá trình xạ trị, bệnh nhânkhông có biểu hiện tác dụng phụ hay biến chứng gì đặc biệt. H. đã kết thúc qúatrình điều trị vào tháng 4 năm 2008.

Hiện nay, H. đã trở về nhà sốngvà sinh hoạt bình thường. Sau những lần tái khám định kì, cho đến nay, tất cảcác lần tái khám đều không thấy xuất hiện tổn thương tái phát hoặc di căn xa.Lần khám gần đây nhất của bệnh nhân là tháng 4/2010, với triệu chứng lầm sànghoàn toàn bình thường: bệnh nhân ăn, uống, sinh hoạt, công tác bình thường.

PGS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốcTrung tâm y học Hạt nhân và Ung bướu, Phó Giám đốc, Bện viện Bạch Mai cho biết:Tỉ lệ ung thư tinh hoàn thấp hơn so với nhiều loại ung thư khác. Ung thư tinhhoàn biểu hiện ở trung nhất là trường hợp hiếm gặp. Việc chẩn đoán rất khó vàđiều trị thành công cho H. là một thành công tại Trung tâm y học Hạt nhân và Ungbướu. Qua trường hợp của H. cho thấy, việc phát hiện và điều trị ung thư sớm làrất quan trọng, sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ sống cũng như chất lượng sống chongười bệnh.

Phòng hơn chữa

Theo GS. Lê Sĩ Toàn, trong ungthư tinh hoàn, việc chẩn đoán, giải phẫu bệnh lý đóng vai trò quan trọng. u tinhở giai đoạn I, tỉ lệ sống sau 5 năm là 98%, ở giai đoạn II thì chỉ đạt 95% và ởgiai đoạn III chỉ còn 6%. Ngoài ra còn phải chú ý đến tình trạng di căn. Bệnhnhận đã có di căn hạch thì tiên lượng xấu hơn là chưa có di căn hạch. Số di cănhạch càng nhiều thì tiên lượng càng xấu.

GS Toàn cũng cho biết thêm, ungthư tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là tuổi 20-50 (chiếm79,46), cao nhất từ 30-40 tuổi... Những nghiên cứu gần đây chú ý đến vị trí củakhối u: những cháu bé sinh ra mà tinh hoàn không xuống bìu thì ung thư tinh hoàntăng 40 lần so với trẻ bình thường, nhất là khi các cháu không được mổ hạ tinhhoàn xuống trước 4 tuổi. Một số yếu tố gây ung thư tinh hoàn cao là dị tật bẩmsinh, rối loạn nội tiết, người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính,chấn thương tiết niệu, sinh dục và đặc biệt là tinh hoàn không xuống bìu.

Các BS chuyên khoa nhấn mạnh, dùcho phương pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả đến đâu thì việc phát hiệnbệnh sớm đóng vai trò quan trọng. Đối với các gia đình mới sinh em bé, cần kiểmtra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục: xem 2 tinh hoàn có nằmtrong bìu hay ở vị trí khác? Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phảimổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi.

Đối với nam giới, nhất là thanhniên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Khi thấy có dấu hiệu bấtthường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đauthì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay.

Theo Hải Phong
LĐTĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.