Chi hơn 10 tỷ đồng mua "giấy lộn"

10 tỷ đồng là số tiền vốn ngân sách và Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tuy nhiên, do rất ít người được nhận thẻ nên tỉnh chỉ thu được... 105 triệu đồng. Khoảng 55.000 thẻ còn lại đã hết hạn sử dụng và trở thành đống giấy lộn.

Để có con số 100%người dân thuộc diện cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế, tỉnh Bến Tre đã chi hơn 10tỷ đồng để làm thẻ, nhưng tất cả giờ trở thành đống giấy lộn vì thẻ hết hạn sửdụng.

10 tỷ đồnglà số tiền vốn ngân sách và Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tuy nhiên, do rất ítngười được nhận thẻ nên tỉnh chỉ thu được... 105 triệu đồng. Khoảng 55.000 thẻcòn lại đã hết hạn sử dụng và trở thành đống giấy lộn.

“Cámtreo, heo nhịn”

Theo dự ánhỗ trợ y tế khu vực ĐBSCL do Ngân hàng Thế giới tài trợ, toàn bộ đối tượng thuộcdiện cận nghèo đều được hỗ trợ 30% chi phí mua bảo hiểm y tế. Do ngân sách nhànước đã hỗ trợ 50% nên người dân chỉ cần đóng thêm 20% là có được tấm thẻ. Hầuhết các tỉnh đều xuất ngân sách địa phương trả luôn cho người dân 20% này.

Chi hơn 10 tỷ đồng mua "giấy lộn"
Cháu Trần Quế Trường nằm liệt giường cả tháng nay, khi bị tai nạn, cháu không có thẻ bảo hiểm y tế.

Bến Tre cógần 60.000 người thuộc diện này nên khoản chi 20% tương đối lớn (khoảng 2 tỷđồng). Tỉnh không hỗ trợ khoản này cho dân nhưng chủ trương "tạm ứng" 2 tỷ đồnglàm vốn đối ứng trả cho Bảo hiểm xã hội tỉnh in đủ số thẻ rồi giao hết về địaphương.

Trong khithẻ đưa về nằm lây lắt ở trụ sở ủy ban thì người dân lại không có thẻ khám chữabệnh. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân thuộc diện cận nghèo cho biết,tiêu chí để phân loại giữa "nghèo" và "cận nghèo" chỉ cách nhau đúng một ngànđồng. Do đó, dù chỉ phải chi 20% để có thẻ bảo hiểm họ cũng phải đắn đo suytính, chủ yếu mua cho người già trong gia đình.

Ông Lê VănĐực, 70 tuổi hộ cận nghèo ở ấp Cái Tắc (xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc)nói, cả gia đình ông có 11 nhân khẩu nhưng chỉ đủ tiền mua thẻ cho 7 người hayđau ốm, 4 thẻ còn lại (đến nay đã hết hạn) UBND xã vẫn đang giữ. Gia đình ôngTrương Văn Châu, gia đình bà Trần Thị Mười gần nhà ông Đực cũng chỉ lấy thẻ chongười hay đau ốm, số còn lại nằm ở UBND xã.

Ông Lê VănĐực còn cho biết, ông đang mang trong người đủ thứ bệnh nhưng không có tiền muabảo hiểm y tế nên đành nằm nhà, không dám đi khám. Tình cảnh chẳng khác gì câu“cám treo, heo nhịn”.

Theo ôngNguyễn Tấn Sum - Chủ tịch UBND xã Long Thới (huyện Chợ Lách), tiêu chí xét hộnghèo và cận nghèo xê xích nhau không đáng kể. Thậm chí, mỗi tháng chỉ cần chênhlệch một vài ngàn đồng thu nhập thì hộ nghèo có thể được xét "thoát nghèo" vàkhông được hưởng chính sách hỗ trợ 100% của nhà nước.

"Thờiđiểm cấp thẻ bảo hiểm y tế, xã Long Thới không có hộ cận nghèo nên gần 1.300 thẻbảo hiểm y tế đều được phát miễn phí cho toàn bộ đối tượng thuộc diện hộ nghèo"- ông Sum nói.

Lấynguồn nào trả Quỹ Vì người nghèo

Trao đổi vớichúng tôi, ông Huỳnh Kim Quân - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre nói rằng,khi thẻ bảo hiểm y tế đưa về các địa phương, phần lớn người dân không nhận mà"gửi" ở UBND xã để khỏi phải trả tiền. Chỉ khi nào bị bệnh, họ mới liên hệ vớixã để trả tiền rồi lấy thẻ đi khám chữa bệnh. Để giải quyết số thẻ tồn đọng,nhiều xã chấp nhận cho người dân nhận thẻ rồi... ghi nợ. Tuy nhiên, đến nay sốtiền thu hồi đến nay vẫn rất hạn chế.

Theo ông CaoVăn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, số tiền 2 tỷ đồng đối ứng để in 100%thẻ bảo hiểm y tế tỉnh tạm ứng từ quỹ Vì người nghèo, đến nay vẫn chưa có nguồntrả. Nhiều người dân thuộc diện được thụ hưởng chương trình này không có khảnăng đóng góp 20% mệnh giá quy định (khoảng 24 ngàn đồng) nên rất ít thẻ đến tayngười dân.

Theo tínhtoán của ông Trọng, đến nay chỉ có 5,3% người cận nghèo nhận thẻ. Toàn bộ số thẻphát hành từ đầu năm 2010 (thời hạn 6 tháng) đến này đã hết giá trị sử dụng. Nhưvậy, tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng của Quỹ Vì người nghèo, Dự án hỗ trợ y tế vùngĐBSCL do Ngân hàng Thế giới tài trợ và Quỹ khám chữa bệnh cho người cận nghèocủa tỉnh Bến Tre chi ra in thẻ bảo hiểm y tế đã lãng phí khi có hơn 55 ngàn thẻbảo hiểm y tế trở thành giấy lộn.

Theo Hữu Danh - Phương Dung
Nông thôn ngày nay




Ba người sống lang thang nhậu chung rồi cướp tiền, giết lẫn nhau
Ba người sống lang thang ở công viên, cùng nhau đi nhậu, sau đó 2 người trong nhóm bàn nhau cướp tiền của người còn lại. Sau khi bị cướp, người này dùng dao đâm chết 1 trong 2 người đã cướp tiền của mình. Vụ án xảy ra tại công viên ở Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.