Những anh chồng ương bướng

‘Uống cafe xong phải mang ngay cốc xuống bếp để em rửa. Lần nào anh cũng thế’ – Huế bực tức vì vừa rửa xong đống bát đũa tinh tươm lại thấy ngay cái cốc bẩn trên bàn. Giục chồng đi rửa cốc ngay kẻo thu hút đám kiến thì chồng Huế tỏ thái độ chống đối, dù đi xuống bếp rửa tay nhưng anh vẫn cố tình không mang theo cốc bẩn.

‘Uống cafe xong phảimang ngay cốc xuống bếp để em rửa. Lần nào anh cũng thế’ – Huế bực tức vì vừa rửa xong đống bát đũa tinh tươm lại thấyngay cái cốc bẩn trên bàn. Giục chồng đi rửa cốc ngay kẻo thu hút đám kiếnthì chồng Huế tỏ thái độ chống đối, dù đi xuống bếp rửa tay nhưng anh vẫn cốtình không mang theo cốc bẩn.

Kiểu “khiêu khích” của chồnglàm Huế “điên lên”. Cô càng có cớ cằn nhằn nhiều hơn. Chồng cô cũng chẳngvừa, không nói không rằng, lên phòng đóng cửa “rầm rầm” rồi bật nhạc chátchúa.

“Nhiều lúc chồngmình như dở hơi. Sai chẳng thèm nhận lỗi, cứ cái kiểu bất cần. Đúng là chịukhông nổi” – Huế tâm sự.

Có lần, bực vì chồng khăngkhăng đi nhậu trong khi cậu con trai đang vật vã vì sốt, Huế than trách,chồng cô có vẻ ngập ngừng. Nhưng khi cô làm căng: “Anh đi thì về nhà kýđơn ly hôn. Tôi sẽ viết”, anh xã vùng vằng bỏ đi luôn. Vì cứ luôn bị“trêu ngươi” nên nhiều khi, Huế có cảm giác không thể sống chung nổi.

Những anh chồng ương bướng

Bản chất của đàn ông là thích nghe lời nói ngọt và luôn nghĩ mình là số một

Phương (Đống Đa, Hà Nội)giống Huế, có anh chồng bực không để đâu hết. Chồng Phương nửa ngang bướng,nửa bất cần kiểu trẻ con, lại thêm chút sĩ diện ghét bị vợ sai khiến. Lúc cảnhà đang ăn cơm, Phương nhờ chồng lấy hộ cái điều khiển tivi vì muốn chuyểnkênh, nhưng càng gọi, anh xã càng vờ như không nghe thấy. Nhăn nhó thì bịchồng cằn nhằn: “Đang ăn, lấy cái gì”, cho dù khi ấy, cái điều khiểntivi nằm ngay sau lưng, anh xã chỉ cần quay người là với được. Đã khá nhiềulần, Phương bị chồng “chống đối” kiểu đó, dù cô vẫn giữ giọng nhẹ nhàng.

Tuy nhiên không phải lúc nàochồng Phương cũng “ẩm ương” thế. Có lúc cô nhờ gì, chồng cũng làm ngay, còncười tươi rói. Nhưng cũng có khi tâm trạng “u ám”, vợ mới nói một câu đã cắncảu, nhờ vả gì cũng không nghe chẳng khác gì “em trai đang tuổi dậy thì”.

Lý do ương bướng của chồng

Bản chất của đàn ông là thíchnghe lời nói ngọt và luôn nghĩ mình là số một. Do vậy, nếu phải nghe vợ lớntiếng nạt nộ: “Anh phải thế này”, “Anh phải thế kia”… nhiều ông chồng thànhra ức chế và tìm cách đối đầu.

Tâm lý y hệt trẻ con khi ấy là thích làm tráivới mong muốn của vợ cho… bõ ghét. Nếu gọi điện căn dặn: “Anh nhớ về sớm đấy.Hôm nào cũng muộn” thì có khi, hôm nay anh xã lại cố tình về muộn.

Nhiều người vợ không hiểu tạisao chồng mình đã trưởng thành mà thỉnh thoảng lại có những hành động thuaxa… một em bé. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nam giới cũng giống như em bé,rất ghét bị kiểm soát và cấm đoán. Càng gắt gao thì “nửa kia” càng tìm cáchvùng vẫy. Cộng thêm tính bảo thủ và cố chấp thì dù biết sai mười mươi, khôngít anh chồng vẫn diễn y nguyên lỗi cũ. Hoặc ghét bị vợ sai vặt nên vợ “ới ời”gì cũng lờ đi.

Mâu thuẫn ở chỗ, người vợ nàocũng muốn mình “làm chủ” trong nhà và lái chồng theo sở thích của bản thânmà quên đi việc xem xét cảm xúc từ phía chồng. Sự “phong tỏa” chồng nên dừnglại ở mức độ cho phép nếu các bà vợ không muốn tức “nổ đom đóm mắt” vì chồngcố tình đối đầu. Cho nên, liệu pháp “nói ngọt lọt đến xương” luôn mang ýnghĩa tích cực. Thay vì yêu cầu “Anh phải…”, “Sao anh không…”, người vợ cóthể ngọt ngào “Anh làm giúp em đi”. Khi tự ái được vuốt ve, người chồng sẵnsàng chiều theo ý thích của vợ.

Tất nhiên, nói ngọt chỉ pháthuy hiệu quả khi đối phương trong tâm trạng tốt và có thiện chí. Nếu đangbất mãn với công việc, điên người vì bụng đói… thì họ cũng ương ngạnh chẳngkém.

 Theo Ngọc Bình
Mevabe




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.