Không bình thản giốngchị, tôi gào thét trong sự uất hận. Có ai ngờ tên cô dâu ghi trong tấm thiệpđỏ chót kia lại là con gái của người đã nâng đỡ gã đàn ông phản bộiđó.
Buổi sáng thức dậy, chị vẫn hìhụi dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu bữa sáng cho cả nhà. Xong xuôi, chị ngồiăn qua quýt bát mỳ tôm rồi lại dắt xe ra cổng, nổ máy và phóng vút đi. “Ngàycưới đến gót rồi mà nó vẫn còn đi làm được. Sao nó cứ bình chân như vại ấy,chẳng chịu lo nghĩ gì cả” – bố vừa ngồi vê vê điếu thuốc lào trong tay, miệngvừa lầm bầm mắng chị.
![]() |
Chị tôi là thế, từ nhỏđến giờ chị vẫn luôn nghe lời bố, không hề cãi hay kháng cự lại. Chịbiết rõ rằng mình cần làm và phải làm gì, như trong đám cưới này cũngvậy, nhưng lại không mấy nhiệt tình khi thực. Bởi một lẽ đơn giản, chịchỉ lấy chồng cho tròn nghĩa vụ của một người con với gia đình. Thậttâm, nếu được ở vậy cả đời mà không bị hàng xóm láng giềng dị nghị thìcó lẽ chị sẽ chọn cách sống một mình. Như thế để được tự do, tự tại,được làm mọi thứ theo ý mình - điều mà tôi biết rằng chị vẫn luôn thầmao ước.
Ngày tôi vừa ra đời thì mẹ mất,khi ấy chị mới lên bảy. Bố sức khỏe yếu lại bị bệnh hen suyễn nên không có aichịu cùng bố đi thêm bước nữa. Bà nội khi ấy cũng đã già lắm. Vậy là trong ngôinhà nhỏ chỉ còn hai người già yếu với hai đứa trẻ thơ dại sống cùng nhau.
Một mình bố nuôi hai chị em ănhọc. Cuộc sống của nhà tôi khi đó khá vất vả. Xong lớp chín, dù rất muốn đi họctiếp, chị vẫn nghe theo lời bố, nghỉ ở nhà đi làm. Chị xin vào làm công nhân tạimột khu công nghiệp gần nhà. Tiền lương tuy không nhiều nhưng cuộc sống của cảnhà cũng đã no ấm hơn xưa. Còn tôi thì may mắn được đi học tiếp nhờ sự hy sinh,chắt chiu của chị.
Có đôi lần bố cũng giục chị lấychồng, nhưng chị cứ lần lữa mãi. Chị bảo sẽ nuôi bà, nuôi bố, nuôi tôi cho tớikhi nào tôi học xong đại học, có việc làm ổn định, lúc ấy không đuổi thì chịcũng đi. Bố cũng chỉ biết lắc đầu. Tuổi già, bệnh tật đã khiến bố tiều tụy đinhiều lắm, cả nhà bây giờ chỉ biết trông vào chị mà thôi.
![]() |
Riêng tôi, tôi biết chịđang ấp ủ mối tình với anh sinh viên cũng gần nhà tôi. Anh hơn chịmột tuổi, học giỏi lại đẹp trai nên đã khiến chị xiêu lòng ngay cả trướckhi chị được ngỏ lời. Người ta vẫn tưởng tình yêu giữa một người đi họcvà một người ở nhà làm công nhân thì sẽ không bao giờ tồn tại được lâu.Vì thế, họ không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến mối tình ấy của chị kéodài được bốn năm có lẻ.
Tốt nghiệp xong, anh ấy chuyển vềquê làm việc. Chị tôi cũng không hề tỏ ý nghi ngờ khi anh dễ dàng xin được mộtcông việc ngon lành trong chi cục thuế tỉnh. Ít lâu sau, anh ấy nói lời chia taymà chính chị cũng không hiểu được lý do. Khoảng một năm sau ngày chia tay, anhta đến nhà và đưa thiệp mời đám cưới. Không bình thản giống chị, con bé học sinhcấp ba là tôi khi đó đã khóc nấc lên, rồi gào thét trong sự uất hận. Có ai ngờtên cô dâu ghi trong tấm thiệp đỏ chót kia đáng lý là chị thì giờ lạilà con gái của người đã nâng đỡ gã đàn ông phản bội đó. Đám cưới ấydĩ nhiên chị không tới dự.
Nhưng nghe người ta nói, đámcưới to và hoành tráng lắm. Cũng phải, con gái chủ tịch tỉnh kia mà. Chị ngậmngùi, rồi cắm đầu vào làm lụng như một con thiêu thân. Một mình chị vừa lo thuvén gia đình vừa đi làm, có hôm còn làm tăng ca đến tận chín giờ tối. Cuộcsống gia đình khá lên trông thấy, nhưng theo thời gian, những tiếng cười nói củachị càng ít đi dần.
Thời gian tôi học đại học, cũngcó đôi ba đám đến xin hỏi cưới, nhưng chị đều từ chối với lý do muốn đợi cho tôihọc hành và công việc ổn định, có thể cáng đáng bớt cho gia đình. Chỉ riêng tôilà biết, trái tim đã một lần rỉ máu của chị còn đang hướng về ai đó.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, chị29 tuổi và tôi thì cũng đã tốt nghiệp đại học. Bố tôi nhất quyết bắt chị phảilấy chồng. Người chồng mà bố chọn cho chị là một anh gia đình kinh tế khá vững,bản thân anh cũng có công việc với thu nhập ổn định. Anh ta hiền, tốt tính và cóvẻ cũng khá mến chị. Chỉ có điều, hình như tính tình có vẻ hơi hâm hâm. Cũngphải thôi, ở cái tuổi muộn màng này thì chẳng còn mấy người đàn ông cho ra đànông để cho chị lựa chọn. Nhắm mắt, chị nghe lời bố, đồng ý kết hôn. Bởi vì, cũngchẳng còn lý do nào cho chị từ chối nữa.
Chỉ còn vài ngày là đám cưới diễnra, nhưng nhìn chị có vẻ vẫn bình thản lắm. Sáng sáng chị vẫn đi làm, chiều muộnvề nhà là lao đầu vào dọn dẹp, cơm nước, mặc cho cả nhà can ngăn. Trong bữa cơmtối qua, bố đã cẩn thận nhắc nhở: “Mai con xin nghỉ làm một buổi rồi hai đứa đichụp ảnh cưới, mua nhẫn, chọn thiệp mời, chọn chăn đệm, đồ đạc đi chứ. Sắp cướiđến nơi rồi còn gì”. Chị cúi đầu, chỉ đáp lại một câu duy nhất: “Vâng”, kèm theolà tiếng thở dài.
Buổi sáng hôm cưới, chị vẫnxách túi đi làm. Bố và bà nội có vẻ bực dọc lắm vì nghĩ rằng chị đang tỏ rabướng bỉnh. Còn tôi, tôi tin rằng mình hiểu chị. Khi người ta phải làm một việctrái với ý muốn mà lại chỉ vì trách nhiệm thì sẽ không thể tìm đâu ra sự nhiệttình được. Chỉ có một điều duy nhất mà tôi không hiểu: cuộc đời đã bất công vớichị, hay là chính chị đã chọn cách sống bất công với bản thân mình?!
Theo PLXH