Với hàng rào thuế quan đánh mạnh vào ô tô nhập khẩu, thị trường trong nước bịcác doanh nghiệp thao túng giá. Người tiêu dùng phải mua xe giá cao gấp 2- 3lần so với ở nước ngoài.

Vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong quá trình xây dựng ngành công nghiệpô tô Việt Nam, theo nhiều chuyên gia trong ngành, đó là chính sách thuế. Cóthể nói đến thời điểm này, chính sách thuế từ vị trí là tác nhân hỗ trợ đãtrở thành tác nhân cản trở ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Phản tác dụng

Theo ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính, từnăm 1991, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hình thành, Việt Nam hạnchế nhập khẩu ô tô và dùng thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trongnước. Trong hơn 10 năm sau đó, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được quyđịnh ở mức cao là 100% đối với xe chở người và xe tải dưới 5 tấn.

Tháng 5-1998, Quốc hội ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng mứcthuế cao đối với xe du lịch chở người. Xe dưới 5 chỗ chịu thuế suất100%, từ 6-15 chỗ chịu thuế 60%, từ 16-24 chỗ chịu thuế 30%. Tuy nhiên,Nhà nước có bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nướcthông qua chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu và chính sách thương mại.

Cụ thể là thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc được quy định cao hơn thuế nhậpkhẩu bộ linh kiện CKD và có thời điểm không cho nhập khẩu xe đã qua sửdụng.

Đối với thuế  tiêuthụ đặc biệt, doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được giảmtừ 60%-100% mức thuế suất trong thời hạn 5 năm đầu, kể từ khi luật nàycó hiệu lực. Nếu doanh nghiệp tiếp tục bị lỗ, thời gian giảm thuế có thểkéo dài thêm từ 1-5 năm. “Chính sách thuế đã có hơn 10 năm ủng hộ côngnghiệp ô tô nhưng doanh nghiệp đã không chớp được thời cơ” - ông Phụngnhận xét.

Công nghiệp ôtô VN: Bảo hộ ngược và lợi ích nhóm
Thời gian qua, các doanh nghiệp ô tô được bảo hộ nhiều nhất nhưng ngành công nghiệp này vẫn chỉ là lắp ráp (Ảnh: Thế Dũng)

Theo thống kê chỉ trong vòng 16 tháng (từ tháng 1-2007 đến tháng 4-2008),chính sách thuế thay đổi 6 lần. Và quan trọng là thay vì một chính sách cólợi cho người tiêu dùng, chúng ta lại thực hiện một chính sách bảo hộ doanhnghiệp.

Với hàng rào thuế quan đánh vào ô tô nhập khẩu, thị trường trong nước đượccác doanh nghiệp thao túng giá. Khách hàng mua một xe phải trả tiền như mua3 xe vì giá đắt gấp 3 lần so với xe cùng loại ở nước ngoài. Các liên doanhvài năm mới cho ra đời một mẫu xe mới để khai thác tối đa lợi nhuận của mỗimẫu xe. Những lúc khan hàng, thị trường bị đảo ngược, người bán mới là“thượng đế”, người mua phải đăng ký trước, có khi cả 4 - 5 tháng và trả thêmtiền mới được nhận xe...

Lạ lùng

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không ít nhà kinh tế trong nước vànước ngoài thực sự ngạc nhiên khi thấy trong cam kết với WTO của Việt Nam, ôtô là ngành được bảo hộ với hàng rào thuế quan cao và thời hạn dài hơn rấtnhiều ngành khác. Được ưu đãi, các liên doanh không mấy phải lo cạnh tranhmà chỉ cùng nhau không ngừng than vãn về những khó khăn và liên tục vừa đòihỏi vừa vận động để tiếp tục được bảo hộ.

Một chuyên gia trong Hiệp hội Kỹ sư ô tô thừa nhận: “Cách điều hànhchính sách thuế có những điều rất lạ nên dư luận và báo chí đã đặt vấnđề có các nhóm lợi ích trong ngành công nghiệp ô tô. Và cách đặt vấn đềnhư vậy không phải là không có lý do. Ở đây có nhiều uẩn khúc”. Chuyêngia này cho rằng không có nước nào thay đổi 2 lần về thuế nhập khẩu ôtô chỉ trong vòng một tháng.

Cuối năm 2010, Bộ Tài chính đã từng muốn giảm ngay thuế nhập khẩu xe tảimột cách rất vô lý, dù không đủ cơ sở khoa học để thuyết phục rằng chúngta bắt buộc phải giảm ngay thuế sớm hơn cam kết. Đã có những cuộc tranhluận nảy lửa giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế hoặc giữa Bộ Công Thươngvới Bộ Tài chính vì có những quan điểm cho rằng chính sách thuế khôngcông bằng.

Khi được hỏi ý kiến của mình về lợi ích nhóm trong ngành công nghiệp ô tô,chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói doanh nghiệp lắp ráp ô tô được bảo hộnhiều nhất. Họ chẳng làm bao nhiêu mà chúng ta vẫn tiếp tục bảo hộ.

Trong những sai lầm về chính sách của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, thuế là điển hình nhất. Thể hiện ở 3 nhược điểm: Tạo ra giá bán xe quá cao so với chính quốc, không ổn định và mỗi lần tăng thuế là một lần gây “bão giá” trên thị trường...

(Chuyên gia ô tô Nguyễn Đức Phú)

Theo Phương Anh
NLĐ