Ngày 24/5, hàng chục doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô thương mại ở HàNội và một số địa phương lân cận đã cùng ký đơn khiếu nại lên Thủ tướng NguyễnTấn Dũng đề nghị dừng áp dụng Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định hạn chế nhậpkhẩu ô tô của Bộ Công Thương.

Theo VnExpress, kiến nghị của các DN nêu 7 vấn đề, tập trung vào 3 nộidung chính: Ai được hưởng lợi từ quy định này? Có thực hiện được mục tiêu kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô? Có bảo đảm được quyền lợi của người tiêudùng và an toàn giao thông đường bộ?

Theo các DN, một trong những nguyên tắc của các hãng sản xuất ô tô là nhà phânphối phải đáp ứng đủ các điều kiện của hãng và bảo đảm có thể đại diện cho hãngtại thị trường sở tại.

Trường hợp hãng đã có liên doanh với DN tại quốc gia sở tại hoặc đã có nhà phânphối chính thức thì thông thường sẽ không cho phép mở thêm bất kỳ nhà phân phốinào khác.

Tại thị trường Việt Nam, các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô thuộc Hiệp hộiSản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đều thực hiện thêm chức năng nhập khẩu và phânphối xe nguyên chiếc. Ví dụ: Toyota hiện đã có liên doanh tại Việt Nam thì nhànhập khẩu xe nguyên chiếc khác không được cấp phép để tránh gây ra xung đột lợiích với liên doanh của mình.

Có thể thấy ngay, với những quy định từ Thông tư 20 của Bộ Công thương, ngoàimột số nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu Hyundai, Audi, BMW... thịtrường nhập khẩu ôtô sẽ thuộc về các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA)như Honda, Toyota, Ford, Mercedes...

Ô tô nhập khẩu: Tiếp tục ưu ái cho liên doanh?
Cuộc họp của các doanh nghiệp nhập khẩu ngày 24/5 (Ảnh: VnMedia)

Như vậy, tiếp nối những chính sách ưu đãi của Chính phủ cho hoạt động sản xuấtlắp ráp ôtô trong nước, các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam lại thêm một lầnđược hưởng “miếng ngon”  khi thị trường ô tô nhập khẩu được siết chặt hơn.

Theo các DN, kỳ vọng của thị trường là khi sản xuất được ô tô, Việt Nam sẽ giảmlượng ngoại tệ nhập khẩu và hạ giá thành nhưng hơn 20 năm được hưởng lợi từ cácchính sách ưu đãi của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, dựa trênvai trò chủ đạo của các liên doanh, vẫn đang đứng ở điểm xuất phát. Về phía Nhànước, thu thuế cũng bị giảm bởi thay vì nhập khẩu nguyên chiếc, ô tô lắp ráp sẽtăng sản lượng và thu thuế từ linh kiện sẽ thấp hơn.

Báo Đại đoàn kết đưa ý kiếncủa đại diện của Tổng Cty ôtô Việt Nam thì cho rằng: thông tư trên sẽ “xóa sổ”việc nhập khẩu ôtô nhỏ lẻ như hiện nay. Ngoài việc siết chặt việc nhập khẩu nhằmtránh thất thu thuế cho Nhà nước còn nâng cao trách nhiệm của các nhà sản xuấtđối với khách hàng.

Đây là cơ hội cho các công ty liên doanh, lắp ráp ôtô trong nước khẳng định chấtlượng sản phẩm của mình và làm đại lý chính thức cho các sản phẩm ôtô nhập khẩu.Nhưng nếu không quản lý chặt sẽ tạo cơ hội để các nhà nhập khẩu độc quyền về sảnphẩm và giá thành.

Số liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thươngcho hay, lượng xe tính trên 1.000 người dân của Việt Nam hiện mới ở mức 18 xe.Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, hạ tầng giao thông ngày một phát triển,dự kiến từ năm 2010-2015 trung bình sẽ phát triển 50 xe/1.000 dân.

Như vậy, chỉ nhìn qua, có thể thấy, tương lai gần, dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăngtrưởng mạnh, chiếm 70% thị trường, “miếng ngon” này sẽ chỉ rơi vào tay các liêndoanh, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng có nhiều ý kiến đánh giá, với Thông tư này, quyền lợi người tiêu dùng sẽđược bảo vệ hơn. Nhiều doanh nghiệp chỉ nhập về bán chứ chưa có chính sách hậumãi sau bán hàng. Như vậy, nếu xảy ra sự cố kỹ thuật thì người tiêu dùng sẽ chịuthiệt vì chỉ những doanh nghiệp được nhà sản xuất ủy quyền mới được giải quyết.

Tuy nhiên, một chuyên gia thuộc Hiệp hội kỹ sư ôtô cho rằng, việc siết chặt nhậpkhẩu ôtô dưới 9 chỗ ngồi là hợp lý nhưng Nhà nước cần phải có chế tài quản lýchặt, nếu không, đây sẽ là “miếng mồi béo bở” để những doanh nghiệp độc quyền vềgiá. Lúc đó lợi nhất không phải ai khác mà chính là các nhà liên doanh.

Theo Thông tư 20, DN nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất kinh doanh.

Các giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, DN phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ GTVT cấp.

Theo Thuận Hải
Bee