Bội thực kịch kinh dị?

Vở Tử thi không đầu của sân khấu Thế Giới Trẻ vừa ra mắt được ba suất buộc phải ngưng công diễn, vì bị khán giả phản ứng gay gắt. Điều này đặt ra dấu hỏi: phải chăng kịch kinh dị đã đến hồi cáo chung?

Vở Tử thi không đầu của sân khấuThế Giới Trẻ vừa ra mắt được ba suất buộc phải ngưng công diễn, vì bị khángiả phản ứng gay gắt. Điều này đặt ra dấu hỏi: phải chăng kịch kinh dị đãđến hồi cáo chung?

Sau “cơn sốt” của Người vợ ma 1, Sân khấu Phú Nhuận dấn thêm mộtbước với Quả tim máu Người vợ ma 2. Trong khi đó, Hồn ma báo oán của kịch Sài Gòn diễn nhiều xuất vẫn có khán giả, sânkhấu Thế Giới Trẻ “cháy vé” với Lầu hoang, còn sân khấu Hoàng TháiThanh dựng lại Người điên trong ngôi nhà cổ. Một chuỗi các vợ kịchrùng rợn, ma quái xuất hiện trong cùng một thời gian đang tạo ra cảmgiác nhàm chán cho khán giả.

Vấn đề nằm ở kịch bản

Thực tế, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì kịch mục kinh dị của tất cảcác sân khấu hiện nay cộng lại vẫn chưa là nhiều so với thể loại kịch tâmlý. Nhưng vì sao Tử thi không đầu lại thất bại thê thảm đến vậy?NSƯT Trần Ngọc Giàu chia sẻ: “Theo tôi, Tử thi không đầu sẽ hấp dẫnngười xem nếu như nó được chuyển tải dưới dạng một câu chuyện hình sự (theođúng nguyên tác). Tiếc rằng, nhà sản xuất muốn lái sang hướng kinh dị để thuhút khán giả trong khi thủ pháp quá cũ không tạo bất ngờ. Nhiều diễn viên tỏra quá yếu. Đây là nguyên nhân chính khiến vở kịch bị vỡ”.

Theo ý kiến của nhiều nhà sảnxuất, đề tài kinh dị luôn hấp dẫn người xem. Tuy nhiên, để tạo thành côngtrong thể loại này quả thật không đơn giản. Nói cụ thể một vở kịch kinh dịmuốn thành công phải có một kịch bản hay cùng sự kết hợp những mảng miếngđộc đáo của đạo diễn, tài năng của diễn viên và cả khâu kỹ thuật.

Bội thực kịch kinh dị?
Một cảnh trong vở Tử thi không đầu

Đạo diễn Thái Hòa, người đượcxem ghi dấu ấn đầu tiên vào kịch kinh dị với vở Người vợ ma 1 bộcbạch: “Làm kịch kinh dị cũng như chơi dao hai lưỡi. Tất cả quy trình phải cósự phối hợp nhuần nhuyễn và chặt chẽ. Nếu được thế sẽ trở nên hấp dẫn. Nhưngmột trong số đó có trục trặc xem như vở diễn hỏng hoàn toàn”.

Khán giả sẽ còn thóttim…

Còn nhớ cách đây gần 10 năm, sân khấu Idecaf đã làm vở kịch có hơi hướng maquái qua vở Bóng ma và sau này có thêm Hạnh phúc trên đồi hoamáu. Nhưng từ khi kịch kinh dị trở thành “nóng sốt” thì sân khấu nàyhầu như không đá động gì đến thể loại này. Giải thích cho điều này ông HuỳnhAnh Tuấn cho biết: “Không có đề tài nào là cũ đến mức khiến khán giả phảinhàm chán. Chúng tôi chưa tiếp tục làm kịch kinh dị vì chưa có kịch bản haymà thôi”.

Nhiều người có kinh nghiệmlâu năm trong nghề khẳng định, kịch kinh dị sẽ “chết” nếu chỉ tập trung tạonên tình huống “hù dọa” người xem. Ngược lại, nếu có một nội dung và mộtthông điệp được gửi gắm trong câu chuyện ma quái thì nó vẫn tiếp tục là đềtài khiến khán giả tò mò muốn khám phá. Hơn ai hết bà bầu Hồng Vân hiểu rõđiều này, vì vậy, vở Oan gia vừa ra mắt công chúng cũng mang hơihướm kinh dị. Khán giả sẽ vẫn vừa xem vừa run nhưng vẫn có một điều gì phảisuy nghĩ.

“Kịch kinh dị đã là một thương hiệu của kịch Phú Nhuận nên sẽ tiếp tục khaithác thể loại này. Chúng tôi tự tin trên con đường đã chọn vì chúng tôi đãcó nhiều kinh nghiệm để tạo ra nhiều tình huống làm khán giả bất ngờ, thíchthú”, NSƯT Hồng Vân cho biết.

Với khoảng 1.000 suất diễn của Người vợ ma 1 trên phạm vi toànquốc, hay Người vợ ma 2 đã “trụ” hai năm ở rạp Kim Châu vẫn còn cókhán giả, phần nào chứng minh trong thời điểm hiện tại, khán giả chưa “mệt”với kịch kinh dị. Tuy nhiên, điều đó có đúng hay không, thì cần phải có thêmthời gian để kiểm chứng.

Theo Nguyễn Huy
Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.