'Hoàn Châu cách cách" bị chỉ chích bóp méo lịch sử

Em gái của vua Phổ Nghi cho rằng các nhà làm phim truyền hình Hoa ngữ đang biến 300 năm của triều đại nhà Thanh trở thành trò vui cho khán giả.

Em gái của vua Phổ Nghi cho rằng các nhà làm phim truyền hình Hoa ngữ đang biến 300 năm của triều đại nhà Thanh trở thành trò vui cho khán giả.

Rất nhiều bộ phim truyền hình ăn khách, nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ đều có bối cảnh nhà Thanh (Trung Quốc), có thể kể đến như Hí thuyết Càn Long, Khang Hy vi hành, Tể tướng Lưu gù, Vương triều Ung Chính, Hoàn Châu cách cách, Tân Nguyệt cách cách, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Hiếu Trang bí sử, Lộc đỉnh ký hay gần đây là Cung tỏa tâm ngọc, Bộ bộ kinh tâm, Hậu cung Chân Hoàn truyện, Thâm cung nội chiến (TVB), Thanh cung tuyệt luyến, Thâm cung điệp ảnh… Không ít người nói đùa, lịch sử 300 năm của triều đại nhà Thanh đã có công giúp cho các nhà sản xuất phim hốt bạc.

Phim Khang Hy vi hành.
Phim Khang Hy vi hành.
Phim Hoàn Châu cách cách.
Phim Hoàn Châu cách cách.

Mặc dù Cục điện ảnh - truyền hình Trung Quốc từng có lệnh hạn chế đề tài nhà Thanh nhưng các nhà làm phim vẫn cứ thích khai thác "mỏ vàng" này bằng cách chuyển thể những tác phẩm văn học mạng vượt thời gian, tạo thành dòng phim thần tượng hậu cung hấp dẫn khán giả trẻ. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã than thở khi xuất hiện đều đặn những bộ phim mấy chục tập lấy cớ lịch sử, đặc biệt là triều đại nhà Thanh để kể những câu chuyện hư cấu vô thưởng vô phạt.

 Mới đây, bà công chúa Ái Tân Giác La Phổ Dương - cháu gái đời thứ 11 của Thanh thái tổ Nộ Nhĩ Cáp Xích, em chú bác của vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc Phổ Nghi đã lên tiếng cho rằng những bộ phim có bối cảnh Thanh triều đã bóp méo lịch sử triều đại nhà Thanh. Bà dẫn ví dụ phim Hoàn Châu cách cách và mới đây là Hậu cung Chân Hoàn truyện, hoàng thượng suốt ngày chỉ đam mê mỹ sắc, không màng việc triều chính: "Qua tay các nhà làm phim, 300 năm lịch sử triều Thanh trở nên mơ hồ. Khán giả thích thể loại phim này chỉ đơn giản họ được xem những câu chuyện hư cấu ly kỳ, nhưng dưới góc độ lịch sử, họ sẽ có cái nhìn lệch lạc hoàn toàn" - bà phát biểu.

 Ra sức bảo vệ dòng tộc, bà Phổ Dương cho rằng: "Triều Thanh không chỉ có những vị hoàng đế suốt ngày chỉ đi chơi, giải quyết mâu thuẫn ở chốn hậu cung; không chỉ có những mỹ nhân tối ngày tranh quyền đoạt lợi. Nếu cứ tiếp tục làm những bộ phim như Hoàn Châu cách cách thì lớp trẻ sẽ hiểu sai khi lịch sử bị bóp méo".

Phim Thâm cung nội chiến.
Phim Thâm cung nội chiến.
Phim Cung tỏa tâm ngọc.
Phim Cung tỏa tâm ngọc.
Phim Hậu cung Chân Hoàn truyện.
Phim Hậu cung Chân Hoàn truyện.

Bên cạnh những người ủng hộ bà Phổ Dương, cũng không ít khán giả lập luận phim ảnh là một sản phẩm thương mại, giải trí nên rất cần sự sáng tạo, hư cấu để cho lịch sử mềm mại, dễ cảm thụ. Nếu cả bộ phim chỉ nói chuyện triều chính, chắc chắn người ta sẽ không xem và sau đó, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền sản xuất phim.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.